“Chi nhánh tạm dừng giao dịch” hoặc “Điều chỉnh hoạt động phòng giao dịch" đã trở thành những thông báo quen thuộc của nhiều ngân hàng trong những tháng dịch bệnh hoành hành trên khắp cả nước suốt bốn tháng qua.
Số liệu thống kê từ Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP.HCM cho biết, để đáp ứng các quy định về phòng chống dịch Covid-19 trên địa bàn thành phố, hơn 300 chi nhánh, phòng giao dịch ngân hàng tạm đóng cửa. Đây mới chỉ là con số thống kê tại TP. HCM.
Nếu tính cả các tỉnh đang thực hiện nghiêm ngặt giãn cách theo Chỉ thị 16, thậm chí tạm dừng mọi hoạt động cả tháng như Đà Nẵng, số lượng phòng giao dịch của các ngân hàng phải đóng cửa còn lớn hơn rất nhiều. Khi nhiều phòng giao dịch hiện hữu còn phải tạm đóng cửa, kế hoạch mở mới chi nhánh và phòng giao dịch của các ngân hàng cũng bị ảnh hưởng tiêu cực.
Việc phải đóng cửa, tạm dừng nhiều chi nhánh dĩ nhiên là chuyện “cực chẳng đã” của các ngân hàng. Vì đóng cửa có nghĩa là khách hàng không giao dịch được, không nhận gửi tiền được và cũng không cho vay được. Chính điều này, cùng với bức tranh nhiều khách hàng cá nhân và doanh nghiệp, đang trong cảnh kiệt quệ vì Covid, đã đặt ra chông gai thách thức cho các ngân hàng.
Tuy nhiên, với những ngân hàng đã thực hiện xong chuyển đổi số và bước vào giai đoạn cao hơn là dựa vào công nghệ hiện đại để thu hút khách hàng, tạo ra doanh thu và kết quả, thì đây là giai đoạn gặt hái quả ngọt sau quá trình dài vun trồng những ý tưởng số hóa dịch vụ ngân hàng.
“Kênh số hóa giúp giảm bớt tầm quan trọng của mạng lưới chi nhánh trong khi đẩy mạnh vai trò các sản phẩm tài chính đa dạng,” Công ty Chứng khoán SSI từng đưa ra nhận định như vậy trong một báo cáo phân tích về ngành ngân hàng. Các nhà phân tích của công ty này còn dự báo tốc độ mở các phòng giao dịch mới ở những ngân hàng có nền tảng công nghệ tốt sẽ chậm lại trong tương lai.
Thực tế cũng cho thấy những ngân hàng đã thực hiện chuyển đổi số mạnh mẽ đều có kết quả kinh doanh rất khả quan trong nửa đầu năm nay. Đó là những ngân hàng như TPBank, MB, Techcombank, VPBank... Đặc biệt, phần lớn thời gian trong nửa đầu năm nay bị ảnh hưởng bởi giãn cách xã hội, nhưng các ngân hàng vẫn thu hút lượng lớn khách hàng mới nhờ công nghệ định danh khách hàng điện tử (eKYC).
Nếu các phòng giao dịch bị tạm dừng hoạt động hoặc điều chỉnh giờ giao dịch vì dịch bệnh, khách hàng khi cần vẫn có thể đến các điểm LiveBank bất cứ lúc nào để gửi tiền, rút tiền, mở sổ tiết kiệm và kể cả là mở thẻ lấy ngay. |
eKYC là giải pháp cho phép khách hàng đăng ký mở tài khoản ngân hàng qua ứng dụng di động mà không cần phải trực tiếp đến phòng giao dịch. Đơn cử như tốc độ mở tài khoản trực tuyến qua eKYC tại Ngân hàng TPBank đã tăng nhanh chóng.
Trong 5 tháng đầu năm, số lượng khách hàng đăng ký sử dụng dịch vụ ngân hàng trực tuyến tại TPBank đã tăng 87% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, nhờ triển khai thêm cả phương thức eKYC toàn diện trên app TPBank mà lượng khách hàng mở tài khoản qua hình thức eKYC tăng 790% so với cùng kỳ. Cần nhắc lại rằng, TPBank là ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam được thí điểm eKYC từ năm 2017 trên hệ thống ngân hàng tự động LiveBank.
Một đại diện từ ngân hàng này cho biết, nhờ đã thực hiện xong số hóa toàn bộ quy trình và kênh giao tiếp với khách hàng, lượng giao dịch trực tuyến của ngân hàng này cũng tăng mạnh, hiện số lượng giao dịch trực tuyến tại TPBank nửa đầu năm nay đã chiếm tới 92% tổng số lượng giao dịch của toàn ngân hàng... Chỉ một lượng rất nhỏ, 8%, là còn giao dịch tại các phòng giao dịch truyền thống.
Trong giai đoạn này, TPBank đã chứng kiến tốc độ tăng thanh toán không tiền mặt trong 6 tháng đầu năm 2021 tăng gần 80% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, kênh thanh toán phổ biến nhất là qua app TPBank, bằng nhiều hình thức như chuyển khoản trực tuyến hay quét mã QR code.
“Việc cung cấp sản phẩm, dịch vụ ngân hàng tới khách hàng của chúng tôi không bị ảnh hưởng nhiều trong đợt dịch này vì đã có ngân hàng số,” đại diện của TPBank cho biết và nhắc đến hệ thống mobile banking và LiveBank.
Trong khi app TPBank có thể cung cấp mọi giải pháp thanh toán, gửi tiết kiệm trực tuyến, hệ thống hơn 300 điểm giao dịch tự động LiveBank có khả năng cung cấp gần như toàn bộ dịch vụ ngân hàng lại đóng vai trò có thể thay thế các phòng giao dịch truyền thống. Vì vậy, nếu các phòng giao dịch bị tạm dừng hoạt động hoặc điều chỉnh giờ giao dịch vì dịch bệnh, khách hàng khi cần vẫn có thể đến các điểm LiveBank bất cứ lúc nào để gặp giao dịch viên qua video call để được tư vấn, gửi tiền, rút tiền, mở sổ tiết kiệm và kể cả là mở thẻ ATM lấy ngay. Có thể nói hệ thống LiveBank chính là lợi thế lớn của TPBank trong giai đoạn dịch bệnh này mà không ngân hàng nào có được.