Công ty cổ phần Nam Mekong (VC3) - “Lột xác” để bắt đầu hành trình mới

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Xác định rõ những mục tiêu phát triển trong thời gian tới, VC3 đang cho thấy sự chuyển mình rõ rệt để bước vào một chặng đường mới.
Dự án Bảo Ninh 2. Dự án Bảo Ninh 2.

Thành lập từ năm 1993, tiền thân là Công ty cổ phần Xây dựng số 3 (Vinaconex 3) trực thuộc Bộ Xây dựng, với chính sách chủ trương cổ phần hóa doanh nghiệp giai đoạn 2011 – 2015, Mekong Group chính thức thoát bóng thương hiệu Vinaconex (VCG) kể từ 10/2020, quá trình tái cấu trúc chuyển đổi từ doanh nghiệp nhà nước sang tư nhân đã hoàn thiện.

Ở thời điểm hiện tại, Tập đoàn Nam Mê Kông có quy mô nhân sự hơn 500 người. Ông Kiều Xuân Nam và ông Đặng Minh Huệ đảm nhận vị trí Chủ tịch HĐQT và Tổng giám đốc Công ty. Hai mảng hoạt động chính của VC3 là xây lắp công trình và kinh doanh bất động sản, như từ trước đó. Tuy nhiên, mảng xây lắp đã thu hẹp đi nhiều. Doanh thu và lợi nhuận của công ty hiện phụ thuộc chính vào kinh doanh bất động sản.

Sự tiết cung của thị trường dự án bất động sản trong những năm gần đây kết hợp với hàng loạt sự kiện mở bán dự án có vị trí đẹp từ cuối năm 2021, dự kiến “điểm rơi lợi nhuận” của Nam Mekong sẽ rơi vào 2022, dòng tiền từ việc mở bán các dự án bất động sản chảy mạnh về doanh nghiệp trong ngắn hạn

Trong thời gian sắp tới, Nam MeKong đang tập trung phát triển 3 mảng chính: Kinh doanh bất động sản, Năng lượng tái tạo, Logistics.

Bất động sản - Động lực tăng trưởng chính trong thời gian ngắn hạn

Thay vì chỉ tập trung vào các thị trường bất động sản “nóng” như tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, chiến lược phát triển bất động sản của VC3 là tập trung vào các thị trường ngách, những vị trí có tiềm năng và dư địa tăng trưởng tốt, với cách đi vừa triển khai dự án từ ban đầu kết hợp với M&A.

VC3 hiện sở hữu nhiều dự án có vị trí đẹp, có thể kể đến như Dự án Bảo Ninh 2 (La celia city) tọa lạc trên Bán đảo Bảo Ninh, đường Võ Nguyên Giáp, xã Bảo Ninh, thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình. Dự án có phía Đông giáp đường 60 m, phía Nam giáp quy hoạch đường 36 m đi Nhật Lệ II, phía Tây giáp đường quy hoạch 36 m và phía Bắc giáp đường quy hoạch 19 m.

Khu đô thị Bảo Ninh 2 được quy hoạch trên tổng diện tích 18,2 ha, với quy mô xây dựng gồm: 278 lô biệt thự, nhà ở thương mại và 3 tòa căn hộ chung cư với khoảng 2.000 căn hộ. Dự án có tổng mức đầu tư hơn 4.400 tỷ đồng, được thực hiện thi công xây dựng trong vòng 41 tháng, hoàn thành và bàn giao cho cư dân vào năm 2023.

Dự án thừa hưởng hệ thống cơ sở hạ tầng hiện hữu trong khu vực Bán đảo Bảo Ninh như tuyến đường Võ Nguyên Giáp có lộ giới 60 m dọc khu đất dự án, hệ thống đường điện 22 KV qua khu vực của dự án và hệ thống cấp thoát nước hoàn chỉnh.

Với VC3, bất động sản sẽ là động lực tăng trưởng chính trong ngắn hạn.

Với VC3, bất động sản sẽ là động lực tăng trưởng chính trong ngắn hạn.

Với vị trí tiềm năng của La celia city, Nam MeKong ước tính thu về 6.288 tỷ đồng doanh thu, 1.107 tỷ đồng lợi nhuận (tỷ suất lợi nhuận 17,6%) với lãi suất chiết khấu hiện tại 11%, IRR dự án được đánh giá 53%. Là nguồn thu lớn của Nam Mekong trong giai đoạn 2021 - 2023.

Ngoài ra, Nam Mekong còn nắm giữ được nhiều quỹ đất, dự án tại các tỉnh thành đang phát triển mạnh như là dự án tại Lô A4 thuộc khu đô thị mới (khu 1), Hòa Phú, Thủ Dầu Một, Bình Dương (1,3 ha – tổng mức đầu tư 1.511,8 tỷ đồng) đã làm việc với Becamex và nhận chuyển nhượng lại bắt đầu triển khai dự án, và một số dự án khác tại Đồng Hới, Thái Nguyên, Phú Bình, An Vân Dương đều đã hoàn thiện các thủ tục pháp lý liên quan bắt đầu triển khai thi công trong năm 2021.

Động lực tăng trưởng dài hạn - tập trung phát triển ngành của tương lai

Với sự khủng hoảng năng lượng và xu hướng hội nhập quốc tế của Việt Nam, lĩnh vực năng lượng tái tạo và logistic là 2 lĩnh vực Nam Mekong đang nhắm tới để mở rộng.

Về năng lượng tái tạo, Nam Mekong có 2 nhà máy điện gió là Điện gió Kim Ngân (quy mô 70MW, tổng đầu tư 2.515 tỷ đồng) và điện gió Thanh Sơn (quy mô 90MW, tổng đầu tư 2.863 tỷ đồng). Hiện cả 2 dự án đã hoàn thành thủ tục pháp lý và được phép của chính quyền địa phương chấp thuận tiến hành khảo sát và thiết kế các cột đo gió cho dự án, và đã được chấp thuận bổ sung vào quy hoạch phát triển điện lực quốc gia.

Về mảng cảng biển – Logistic, dự án nhà máy sản xuất cơ khí Hòn La của công ty cổ phần và đầu tư phát triển Tân Mê Kông được thiết kế công suất 18.000 tấn/năm. Với tổng mức đầu tư 150 tỷ đồng, dự án đang được triển khai thủ tục pháp lý dự kiến thi công vào 2022.

Thành Nguyễn

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục