Còn chậm xử lý quy định, thủ tục gây vướng mắc, Quốc hội lo còn lãng phí

0:00 / 0:00
0:00
Những chậm trê trong rà soát, phát hiện vướng mắc và sửa đổi quy định về đầu tư, đất đai có thể sẽ khiến các kết quả thực hành tiết kiệm của Chính phủ không bền vững.
Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc báo cáo công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2020. Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc báo cáo công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2020.

Phiên thảo luận chiều 24/7 về Báo cáo công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2020 do Chính phủ trình Quốc hội không quá nặng về những con số.

Mặc dù trong báo cáo của Chính phủ mà Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ đọc tại Hội trường trong phiên làm việc chiều 24/7, có nhiều con số thể hiện thành quả của công tác này trong năm 2020.

Ví dụ kết quả thu ngân sách nhà nước đạt cao hơn so với số báo cáo Quốc hội tại Kỳ họp thứ 10 (tăng 185.000 tỷ đồng). Huy động từ thuế, phí đạt khoảng 19,1% GDP, trong đó có 55/63 tỉnh, thành phố thu đạt và vượt dự toán. Nhiều địa phương thu ngân sách nhà nước vượt trên 10% dự toán.

Trong trong quản lý, điều hành, sử dụng ngân sách nhà nước, Ngân sách trung ương tiết kiệm được khoảng 55.000 tỷ đồng, bằng 5% dự toán Quốc hội giao. Các địa phương tiết kiệm chi thường xuyên 6 tháng cuối năm 2020 đạt khoảng 7.400 tỷ đồng...

Ngay cả thanh tra, kiểm tra, kiểm soát chi ngân sách nhà nước cũng có những kết qua khi phát hiện, xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm, gây lãng phí.

Nhờ vậy, cơ cấu chi ngân sách nhà nước chuyển dịch tích cực, năm 2020, tỷ trọng chi đầu tư phát triển đạt trên 29% (so với mục tiêu là 25-26%), chi thường xuyên khoảng 63,1% tổng chi ngân sác nhà nước (so với mục tiêu là dưới 64%)...

Kết quả giải ngân vốn đầu tư công năm 2020 đạt 86,7% kế hoạch, cao hơn năm 2019 và cao nhất trong giai đoạn 2011-2020...

Công tác sắp xếp trụ sở, nhà, đất công cơ bản đạt được mục tiêu, đã phê duyệt phương án sắp xếp lại, xử lý đối với 1.427 cơ sở nhà, đất và một phần diện tích của 1 cơ sở nhà, đất do 11 doanh nghiệp thuộc Trung ương quản lý.

Đã đưa hơn 63.000 ha đất chưa sử dụng vào các mục đích phát triển kinh tế - xã hội; chuyển dịch gần 76.000 ha đất cho phát triển hạ tầng, sản xuất - kinh doanh, phát triển đô thị; đã thu hồi, hủy bỏ hơn 1.500 dự án, với diện tích gần 30.000 ha đất. Xử lý thu hồi, yêu cầu đưa vào sử dụng gần 100.000 ha đất của các dự án chậm triển khai...

Ông Nguyễn Phú Cường, Chủ nghiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách trong phiên làm việc chiều 24/7 tại Hội trường.

Ông Nguyễn Phú Cường, Chủ nghiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách trong phiên làm việc chiều 24/7 tại Hội trường.

Tất cả những con số trên đều được Quốc hội ghi nhận.

Trong báo cáo thẩm tra, Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội đã nhắc đến những việc đã làm được, như hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước được chú trọng; quản lý chặt chẽ nguồn thu, nhiều nội dung chi được tiết giảm, ưu tiên nguồn lực cho các nhiệm vụ quan trọng; tài nguyên, đất đai từng bước được quản lý, khai thác, sử dụng chặt chẽ, hiệu quả, góp phần chống thất thoát, lãng phí; quản lý, sử dụng vốn và tài sản tại doanh nghiệp đã có nhiều đổi mới...

Tuy nhiên, bà Đinh Thị Phương Lan, Đại biểu Quốc hội Quảng Ngãi quan tâm nhiều hơn đến hiệu quả sử dụng nguồn lực tài nguyên, nhất là đất đai.

“Quan điểm của tôi là thực hành tiết kiệm không phải tính cứng số tiền tiệt kiếm tuyệt đối là bao nhiêu, mà là sử dụng nguồn lực một cách hiệu quả nhất”, bà Lan phân tích khi góp ý vào báo cáo của Chính phủ.

Lấy ví dụ từ việc sử dụng chưa hiệu quả đất đai ở các lâm trường quốc doanh, bà Lan cho rằng, lãng phí không chỉ ở diện tích đất đó, dù lớn, mà còn ở góc độ nhiều đối tượng có nhu cầu sử dụng đất lại không có đất.

“Lãng phí đến từ việc sử dụng không hiệu quả các tài nguyên. Lý do phần lớn là do vướng mắc trong quy định, trong cơ chế chính sách, trong quy trình thủ tục thực hiện đầu tư, đất đai...", bà Lan phân tích.

Về nội dung này, thẩm tra Báo cáo thực hành tiết kiệm chống lãng phí của Chính phủ, Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội một mặt ghi nhận việc hoàn thiện chính sách, pháp luật để nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng đất, tài nguyên. Chấn chỉnh việc quản lý, sử dụng đất, cấp phép khai thác tài nguyên, khoáng sản, đẩy mạnh công tác quản lý, bảo vệ phát riển rừng... nhằm quản lý sử dụng tiết kiệm, hiệu quả đất đai, tài nguyên.

Cơ bản hoàn thành việc sắp xếp, quản lý sử dụng đối với 2 triệu héc - ta đất của các công ty nông, lâm nghiệp và triển khai sắp xếp đất đai có nguồn gốc từ các nông, lâm trường quốc doanh...

Tuy nhiên, Ủy ban Tài chính - Ngân sách đã nhắc đến những chậm trễ trong công tác kiểm kê đất, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất và công tác lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch cấp quốc gia, cấp vùng, tỉnh.

Còn 29 tỉnh, thành phố chưa hoàn thành việc rà soát ranh giới, cắm mốc. 25 tỉnh, thành phố chưa hoàn thành việc đo đạc, lập bản đồ địa chính. 52 tỉnh chưa hoàn thành việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các đối tượng được giao đất, cho thuê đất. 50 tỉnh chưa hoàn thành việc phê duyệt phương án sử dụng đất theo số liệu sau rà soát. .

Thực trạng này đã ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện các dự án, đầu tư việc khắc phục, xử lý các dự án ‘treo’, để hoang hóa đất nông nghiệp ở một số địa phương còn chậm. Cũng có nghĩa, nhiều nỗ lực thực hành tiết kiệm của Chính phủ trở nên thiếu bền vững.

"Chính phủ cũng chưa tổng hợp được các dự án ‘treo’, diện tích đất nông nghiệp để hoang hóa trên toàn quốc để có giải pháp xử lý; chưa thống kê các dự án treo, dự án BT, BOT, nhà ở sinh viên, nhà ở xã hội, nhà ở tái định cư, cải tạo chung cư cũ, vi phạm trật tự trong xây dựng... gây lãng phí, nhất là khu vực đô thị”, ông Nguyễn Phú Cường, Chủ nghiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội báo cáo với Quốc hội trong phiên làm việc chiều 24/7.

Chia sẻ quan điểm này, Đại biêu Chá A Của (Sơn La) đề nghị Chính phủ tiến hành rà soát tổng thể hệ thống văn bản pháp luật, bao gồm cả luật, để có những phương án sưa đổi, bổ sung trình Quốc hội.

“Chúng ta đã nhiều lần lý giải những chậm trễ trong xử lý các vướng mắc về đất đai của khu vực nông, lâm trường là do có vướng mắc trong các quy định, nhưng vẫn chưa hoàn thiện, khiến khó khăn không gỡ được. Tình trạng này càng kéo dài, lãng phí càng lớn”, ông Chà A Của phân tích.

Ở góc độ cấp thực thi, ông Của cũng yêu cầu việc thể chế hóa các nghị quyết của Đảng, Nhà nước, Chính phủ cần được cải thiện. Vì nếu chỉ dựa trên các quy định khung, các địa phương, bộ ngành không thể thực hiện được. Việc phối hợp trong thực thi cũng đang là vấn đề được đề nghị làm rõ.

Ngay trong sự chậm trễ của công tác cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước năm 2020, theo đánh giá của Ủy ban Tài chính Ngân sách, có nguyên nhân của việc phối hợp giữa cơ quan đại diện chủ sở hữu, chính quyền địa phương trong lập, phê duyệt phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, chưa tốt, chậm.

Tuy nhiên, vấn đề này Chính phủ chưa làm rõ trong báo cáo và đề ra giải pháp để tháo gỡ, khắc phục.

Đây là lý do trong phần đề xuất, kiến nghị Ủy ban Tài chính - Ngân sách đã nhắc tới những yêu cầu về tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật về định mức, tiêu chuẩn, đơn giá còn thiếu, chưa phù hợp với thực tiễn.

"Rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy định liên quan đến các nút thắt, điểm nghẽn hoặc chưa hướng dẫn cụ thể, chi tiết dẫn đến thực hiện còn lúng túng, xảy ra sai phạm trong công tác quy hoạch, đầu tư (đầu tư công, PPP, đầu tư tư nhân,...); trong giao nhiệm vụ, đặt hàng, đấu thầu dịch vụ công, mua sắm công; trong việc triển khai các dự BT dở dang được tiếp tục thực hiện; trong quản lý chi phí đầu tư xây dựng. Đồng thời cần xây dựng cơ chế trách nhiệm của người đứng đầu", Ủy ban Tài chính - Ngân sách đề xuất.

Khánh An
baodautu.vn

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục