Việt Nam ưu tiên tăng trưởng GDP
Theo ghi nhận từ phiên họp Chính phủ thường kỳ sáng 30/9, dựa trên kết quả 9 tháng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã đưa ra dự báo về tình hình kinh tế thế giới và trong nước trong thời gian sắp tới với ba kịch bản tăng trưởng khác nhau, bao gồm tăng trưởng 5%, 5,5% và 6%. Thủ tướng đã yêu cầu lựa chọn kịch bản tăng trưởng GDP cả năm khoảng 6% để tiếp tục nỗ lực đạt được kết quả tốt nhất cho năm 2023.
Theo đó, trong bối cảnh phải đối phó và khắc phục hậu quả của đại dịch COVID-19 và đồng thời đảm bảo an sinh xã hội, trong, nhà nước đã thành công trong việc tiết kiệm được 500.000 tỷ đồng. Số tiền này sẽ dùng để chuẩn bị cho việc cải cách tiền lương trong giai đoạn 2024, 2025 và 2026.
Những điều trên có ý nghĩa rằng nhà nước ta sẽ linh hoạt vận dụng các chính sách tài khóa trong thời gian tới đây nhằm tối ưu hóa tăng trưởng GDP, gián tiếp bơm 1 lượng tiền lớn ra nền kinh tế thông qua các chính sách cải cách tiền lương, giúp kích cầu tiêu dùng nội địa, và cổ phiếu bán lẻ sẽ hưởng lợi đáng kể từ động thái này.
Masan – một đại diện tiêu biểu của tiêu dùng Việt Nam
Việt Nam là một câu chuyện về sự tăng trưởng tiêu dùng hấp dẫn trong giai đoạn "bùng nổ". Theo số liệu từ IMF, với dân số gần 100 triệu người, trong đó một nửa dưới 32 tuổi, nước ta đã đạt được mức tăng trưởng GDP bình quân đầu người ấn tượng với tỷ suất CAGR 7,1% từ năm 2017, đạt hơn 4.000 đô la Mỹ vào năm 2022 - mức cao nhất trong số các nước ASEAN/EM. Chính phủ đã đặt ra mục tiêu nâng mức GDP bình quân đầu người lên 7.500 đô la Mỹ vào năm 2030 và 10.000 đô la Mỹ vào năm 2035.
Với lực lượng lao động dần chuyển sang các ngành có giá trị gia tăng cao hơn, một tỷ lệ lớn người tiêu dùng tại Việt Nam sẽ tham gia vào tầng lớp trung lưu trong vài năm tới, và quốc gia này đang chứng kiến thời kỳ vàng của tăng trưởng tiêu dùng cũng như cổ phiếu ngành tiêu dùng. Trong đó, cổ phiếu MSN của Masan Group sẽ có nhiều động lực tăng trưởng nhờ vào vị thế dẫn đầu ngành tiêu dùng bán lẻ của công ty.
Trong nửa đầu năm 2023, bất chấp môi trường vĩ mô đầy thách thức, hiệu quả hoạt động của Masan vẫn đạt được những kết quả tích cực, đồng thời thúc đẩy các sáng kiến chiến lược nhằm đón đầu sự phục hồi của nhu cầu tiêu dùng trong nửa cuối năm 2023. The CrownX đạt mức tăng trưởng doanh thu và EBITDA lần lượt là 8% và 28% trong quý 2 năm 2023 so với cùng kỳ năm ngoái. Masan Consumer Holdings ghi nhận kết quả tích cực trên toàn bộ danh mục hàng tiêu dùng nhanh với tỷ suất lợi nhuận gộp cải thiện lên đến 44%. Bên cạnh đó, để phục vụ tốt hơn người tiêu dùng thành thị và nông thôn, WinCommerce đã thí điểm thành công mô hình cho 230 cửa hàng WIN và WinMart+ nông thôn. Các mô hình mới này đã mang lại sự cải thiện đáng kể về năng suất bán hàng và tỷ suất lợi nhuận hoạt động cho các cửa hàng được chuyển đổi.
Ngoài ra, chương trình hội viên WIN, cánh cổng kết nối người tiêu dùng với hệ sinh thái sản phẩm và dịch vụ của Masan, đã đạt gần 7 triệu thành viên và giúp mở 1 triệu tài khoản Techcombank. Hội viên WIN chi tiêu nhiều hơn 1,8 lần cho mỗi giao dịch so với khách hàng chưa là thành viên, đóng vai trò là động lực tăng trưởng quan trọng cho hệ sinh thái tiêu dùng bán lẻ tiêu dùng của Masan
Định giá và phân tích cổ phiếu MSN
Vừa qua, một trong những công ty hàng đầu và lâu đời nhất thế giới trong dịch vụ tài chính, lĩnh vực ngân hàng đầu tư và quản lý tài sản, J.P.Morgan đưa ra dự báo về tiềm năng tăng trưởng của cổ phiếu Masan (HOSE: MSN). Cụ thể, J.P.Morgan dự báo giá mục tiêu của cổ phiếu MSN trong 2024 là 102.000 đồng/cổ phiếu, EPS tăng trưởng kép trung bình hàng năm trong giai đoạn 2032 – 2025 đạt 36%.
Theo J.P.Morgan, với vị thế dẫn đầu trong một thị trường bán lẻ lớn và đầy tiềm năng, cùng những nỗ lực phân bổ vốn tập trung vào mảng cốt lõi tiêu dùng, bán lẻ, và sự phát triển của thị trường tiêu dùng hiện đại, cổ phiếu Masan trở thành một trong những đại diện tốt nhất cho câu chuyện tiêu dùng hấp dẫn của Việt Nam.
Bên cạnh đó, mới đây, Bain Capital, 1 “ông lớn” quỹ đầu tư tư nhân hàng đầu thế giới đã cam kết rót vào Masan tối thiểu 200 triệu USD cho khoản đầu tư đầu tiên tại Việt Nam. Đơn vị này mua cổ phần của Masan với giá 85.000 VND/cổ phiếu. Nhận thấy tiềm năng của Masan cũng như “thời điểm vàng” của thị trường tiêu dùng tại Việt Nam, Bain Capital cam kết đồng hành, đầu tư lâu dài vào Masan.
Với giá trung bình tháng 7/2023 là 81.700 VND/cổ phiếu, MSN đang giao dịch dưới vùng trung bình của P/E dự phóng 1 năm |
Trong giao dịch cổ phiếu, việc xác định các điểm vào lệnh và đóng lệnh hợp lý chính là vấn đề mấu chốt quyết định lợi nhuận của các nhà đầu tư. Mô hình nến búa (nến Hammer) là một trong những mô hình nến đảo chiều khá quan trọng, nó thường xuất hiện ở đáy một xu hướng giảm và báo hiệu sự đảo chiều tăng giá trên thị trường.
Mô hình nến búa trên đồ thị tuần ngày 25/9 của cổ phiếu MSN |
Xét trên đồ thị tuần, cổ phiếu MSN đã xuất hiện dấu hiệu tạo đáy với việc tạo nến búa có khối lượng tốt, thân nến búa nhỏ với bóng nến dài hơn 2x thân nến, bóng nến búa dừng ở mức giá 70.300 VND/cổ phiếu. Mô hình xuất hiện ở cuối 1 xu hướng giảm cho thấy sự từ chối giá giảm xuống thấp hơn của cổ phiếu MSN. Đây là tín hiệu mạnh báo hiệu xu hướng sẽ đổi chiều từ giảm sang tăng.
Bên cạnh đó, sử dụng chỉ báo Volume profile visible range để xem các vùng có khối lượng giao dịch nhiều của cổ phiếu. Cụ thể, từ đầu năm 2023 đến nay, cổ phiếu MSN được giao dịch nhiều ở mức giá từ 76.000 đến 80.500 VND/cổ phiếu. Điều này hàm ý rằng cổ phiếu có các hỗ trợ và kháng cự xung quanh khoảng giá trên, cụ thể nếu cổ phiếu tiếu về vùng 78.2300 VND/cổ phiếu như trên đồ thị thì sẽ có lực bán xuất hiện.
Kết hợp 2 đồ thị trên và xu hướng tương lai của thị trường tiêu dùng, bán lẻ, và đặc biệt là sự định giá, đầu tư của các tổ chức hàng đầu thế giới, khi cổ phiếu MSN điều chỉnh do các yếu tố thị trường, hoặc thậm chí kiểm tra lại đáy cũ quanh 70.300 VND là cơ hội tốt để mua vào, giúp mang lại lợi nhuận tiềm năng cao. Cụ thể, với giá đóng cửa 75.300 VND tại ngày 3/10, nếu so sánh với giá mục tiêu 1 năm của J.P.Morgan định giá MSN, cổ phiếu này đạt tiềm năng sinh lời đến 35%.