Cổ phiếu công nghệ vẫn đang được giới đầu tư săn đón

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Các chỉ số liên quan đến công nghệ của chứng khoán Mỹ tiếp tục là động lực cho thị trường trong phiên thứ Năm (13/6). Trong khi nhà đầu tư ít phản ứng với dữ liệu PPI trái ngược với dự báo.
Cổ phiếu công nghệ vẫn đang được giới đầu tư săn đón

Một báo cáo của Bộ Lao động cho thấy chỉ số giá sản xuất (PPI) của Mỹ bất ngờ giảm 0,2% so với tháng trước trong tháng 5, đi ngược so với dự báo tăng 0,1% từ giới phân tích.

Dữ liệu khác cho thấy, số người Mỹ nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp mới đã tăng lên mức cao nhất trong 10 tháng vào tuần trước.

Trong một diễn biến mới, UBS Global Research cho biết họ hiện dự báo Fed sẽ cắt giảm lãi suất vào tháng 12 thay vì tháng 9, trong khi Goldman Sachs và Morgan Stanley tiếp tục kỳ vọng đợt cắt giảm đầu tiên vào tháng 9.

Phiên này, lĩnh vực công nghệ tăng 1,4% và chỉ số về chất bán dẫn tăng 1,5%, cả hai đều đạt mức cao nhất mọi thời đại và đóng góp chính cho S&P 500 và Nasdaq Composite.

Trong đó, cổ phiếu của Broadcom tăng 12,3%, sau khi nhà sản xuất chip này nâng dự báo doanh thu từ chất bán dẫn được sử dụng trong công nghệ trí tuệ nhân tạo và thông báo chia tách cổ phiếu 1:1. Hai ông lớn khác là Nvidia tăng 3,5% và Apple tăng 0,5%.

Kết thúc phiên 13/6: Chỉ số Dow Jones giảm 65,11 điểm (-0,17%), xuống 38.647,10 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 12,71 điểm (+0,23%), lên 5.433,74 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 59,12 điểm (+0,34%), lên 17.667,56 điểm.

Chứng khoán châu Âu giảm khá mạnh, với các nhà sản xuất ô tô tiếp tục lao dốc bởi lo lắng về mức thuế mới của Liên minh châu Âu đối với xe điện nhập khẩu của Trung Quốc.

Đóng cửa, chỉ số STOXX 600 toàn châu Âu giảm 1,31% xuống 516,04 điểm, với cổ phiếu ngành ô tô mất 2,4% khi các nhà đầu tư lo lắng về cách Trung Quốc có thể phản ứng với mức thuế mới của EU đối với xe điện nhập khẩu của Bắc Kinh.

"Nếu thuế quan không tỏ ra hiệu quả thì sân chơi chắc chắn sẽ chỉ dành cho các nhà sản xuất xe trong khu vực và châu Âu có thể đã tự bắn vào chân mình", Bas van Geffen, chiến lược gia vĩ mô cấp cao tại Rabobank, cho biết.

Trong khi đó, chỉ số chứng khoán Ý giảm tới 2,2% sau khi lãi suất của nước này tăng lên mức cao nhất kể từ tháng 11 tại một cuộc đấu thầu trái phiếu chính phủ.

Trong khi chỉ số CAC 40 của Pháp vẫn tiếp tục chịu áp lực lớn do tình hình chính trị và giảm gần 2%.

Sự thận trọng trên khắp các thị trường cũng dâng cao, sau khi hôm thứ Tư đã giữ lãi suất ổn định và dự báo chỉ có một đợt cắt giảm lãi suất vào cuối năm nay.

Trở lại châu Âu, dữ liệu cho thấy sản xuất công nghiệp khu vực đồng euro giảm 0,1% trong tháng 4, so với kỳ vọng tăng trưởng 0,2% của các nhà phân tích.

Kết thúc phiên 13/6: Chỉ số FTSE 100 của London giảm 51,81 điểm (-0,63%), xuống 8.163,67 điểm. Chỉ số DAX trên sàn Frankfurt giảm 365,18 điểm (-1,96%), xuống 18.265,68 điểm. Chỉ số CAC 40 của Paris giảm 156,68 điểm (-1,99%), xuống 7.708,02 điểm.

Giá dầu thô tiếp tục xu hướng hồi phục, nhờ dự báo của OPEC về tăng trưởng nhu cầu và kỳ vọng vào hơn về việc Fed sẽ cắt giảm lãi suất sớm hơn.

Kết thúc phiên 13/6, giá dầu thô WTI chuẩn Mỹ tăng 0,12 USD (+0,20%), lên 78,62 USD/thùng. Giá dầu thô Brent tăng 0,15 USD (+0,20%), lên 82,75 USD/thùng.

Lạc Nhạn

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục

×