Cổ phiếu cần quan tâm ngày 4/7

(ĐTCK) Đầu tư Chứng khoán trích báo cáo phân tích một số cổ phiếu cần quan tâm trước phiên 3/7 của các công ty chứng khoán.
Cổ phiếu cần quan tâm ngày 4/7

FPT: Có thể mua vào ở mức giá hiện tại

CTCK Maybank KimEng (MBKE)

FPT là một trong số các cổ phiếu ưa thích của chúng tôi về mặt cơ bản. Xét về kỹ thuật cho ngắn hạn, FPT sau hơn 1 tháng thực hiện tích lũy trong vùng biên độ 44.0 -47.2 đã thành công bứt phá lên phía trên vùng tích lũy trong ngày hôm nay.

Với sự bứt phá này, xu hướng ngắn hạn của FPT chuyển sang trạng thái tăng.

Cùng với sự gia tăng của giá, khối lượng giao dich đã tăng mạnh đột biến trong phiên vượt kháng cự, điều này giúp củng cốsựtin cậy của điểm bứt phá.

Chỉ báo kỹ thuật tích cực. MACD cắt thành công lên phía trên đường 0, góp phần xác nhận xu hướng tăng dành cho FPT.

“Điểm cộng cơ bản”. Chúng tôi ước tính doanh thu hợp nhất của FPT đạt 30.414 tỷ đồng, tăng 12,5% cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ ước đạt 1.720 tỷ đồng, tăng 7,0% cùng kỳ. EPS 2014 ước đạt 5.002 đồng/CP. FPT đang giao dịch với P/E dự phóng 9,0x so với trung bình 16,8x của các công ty trong khu vực

Chúng tôi cho rằng, nhà đầu tư có thể xem xét mua vào ngắn hạn FPTquanh mức giá hiện tại 48.2. Giá mục tiêu là 55.0 (+14,1%) và giá dừng lỗ là 45.2 (-6,2%).

BMP: Có thể hoàn thành kế hoạch 2014

CTCK MB (MBS)

CTCP Nhựa Bình Minh (BMP) là một trong những doanh nghiệp hàng đầu trong ngành nhựa chuyên cung cấp các loại ống, phụ tùng ống nhựa, các sản phẩm nhựa kỹ thuật cao cho các ngành cấp thoát nước, bưu chính viễn thông, điện lực, xây dựng và dân dụng.

Công ty có mạng lưới phân phối mạnh với trên 1.000 cửa hàng khắp cả nước và hơn 90% cửa hàng kinh doanh ống nhựa trên toàn quốc có kinh doanh sản phẩm nhựa Bình Minh.

BMP hiện có 3 nhà máy ở TP. HCM, tỉnh Bình Dương và tỉnh Hưng Yên, chuyên sản xuất ống và phụ tùng ống nhựa với công suất 80.000 tấn/năm. Dự án xây dựng nhà máy thứ 4 tại Long An

đang được triển khai. Dự kiến khi dự án trên hoàn thành từ năm 2018 sẽ nâng tổng công suất thiết kế toàn công ty lên trên 200.000 tấn sản phẩm/ năm.

BMP lại có được lợi thế cạnh tranh nhờ chủ yếu sử dụng nguồn nguyên liệu trong nước. 60% nguồn nguyên liệu của BMP được cung cấp bởi công ty liên doanh của Tập đoàn Nawa tại Việt Nam. Được biết, Nawaplastic hiện đang sở hữu 20,4% cổ phần BMP.

Trong năm 2013, BMP gặp phải vấn đề quản lý công nợ đối với Công ty TNHH Nhựa Đức Thành, tổng nợ của công ty này với BMP là 35,5 tỷ đồng.

Hiện tại, khoản nợ này đã có quyết định của tòa án buộc nhựa Đức Thành có trách nhiệm trả cả gốc lẫn lãi trong vòng 5 năm.

Cục thuế TP. HCM ra quyết định truy thu BMP 75 tỷ đồng thuế thu nhập doanh nghiệp và phạt vi phạm hành chính 42 tỷ đồng do vi phạm nộp chậm và kê khai sai dẫn đến thiếu thuế. BMP đã chấp hành nộp 75 tỷ đồng tiền truy thu và được miễn khoản phạt vi phạm hành chính 42 tỷ đồng.

BMP đang phải chịu sự cạnh tranh từ NTP. Trong khi BMP hiện chiếm 50% thị phần phía Nam thì NTP đang độc chiếm thị trường phía Bắc với 70% thị phần.

Theo dự đoán của chúng tôi, BMP có thể hoàn thành kế hoạch đề ra, theo đó doanh thu đạt 2.200 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế đạt 500 tỷ đồng.

SKG: Khuyến nghị MUA

CTCK FPT (FPTS)

Với Quyết định số 633/QĐ-TTg ngày 11/05/2010 của Thủ tướng Chính Phủ về “Phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang đến năm 2030, nhu cầu du lịch đến Phú Quốc sẽ gia tăng mạnh trong tương lai. Trong khi đó, CTCP Tàu cao tốc Superdong - Kiên Giang (SKG) có lợi thế là doanh nghiệp duy nhất vận chuyển hành khách từ Rạch Giá ra đảo Phú Quốc và ngược lại bằng tàu cao tốc, nên kết quả kinh doanh của SKG sẽ còn nhiều dư địa để cải thiện khi đảo Phú Quốc ngày càng phát triển.

Theo phương pháp định giá so sánh P/E, giá mục tiêu của SKG là 41.000 đồng, cao hơn mức giá chào sàn là 41,4%. Vì vậy, chúng tôi khuyến nghị MUA để đầu tư trung và dài hạn đối với cổ phiếu này. Rủi ro chính khi đầu tư vào SKG là biến động của giá dầu DO nguyên liệu và một số tai nạn giao thông thủy có thể xảy ra trong quá trình vận chuyển, gây thiệt hại về người, tài sản, làm ảnh hưởng đến uy tín, chất lượng dịch vụ của công ty.

>> Tải báo cáo

PGS: nhiều khả năng sẽ vượt kế hoạch

CTCK Maybank KimEng (MBKE)

PGS cho biết, đề xuất xin không tăng giá khí đã được chấp thuận. Theo đó, kể từ quý II/2014, giá khí đầu vào giảm về mức bằng với cuối 2013 (sau khi tăng 5% theo quý trong quý I/2014) đứng tại 8,93 USD/mmBTU cho đến hết quý IV/2014.

Với giá khí đầu vào giữ nguyên so với cuối năm 2013, chúng tôi cho rằng, PGS và công ty con là CNG sẽ gia tăng được lợi thế cạnh tranh trong bối cảnh có nhiều nguồn nguyên liệu có giá thành thấp trên thị trường như than, Biomass. Ngoài ra, chúng tôi cho rằng, nhiều khả năng, PGS và CNG sẽ vượt kế hoạch trong năm nay.

Trong quý II/2014, MỏThăng Long -Đông Đô với sản lượng ước đạt 15.000 thùng dầu/ngày thuộc công ty điều hành chung Cửu Long JOC đi vào hoạt động. Với sản lượng 15.000 thùng/ngày (bpd), hoạt động của mỏ sẽ đóng góp vào sản lượng chung của cả nước. Ngoài ra, kéo theo nhu cầu đối với các dịch vụ kho nổi, chứa và xử lý dầu (FPSO) và dịch vụ vận hành, bảo dưỡng công trình dầu khí.

Các mỏ sắp đi vào hoạt động Sư Tử Nâu và Sư Tử Vàng Tây Nam trong quý IV/2014 kéo theo nhu cầu đối với các dịch vụ như cơ khí chế tạo (M&C) lắp đặt, đấu nối, vận hành (M&O) và kho nổi, chứa và xử lý dầu (FPSO) trong tương lai.

Mặc dù các mỏ mới được đưa vào hoạt động, nhu cầu thăm dò và khai thác các mỏ dầu và khí mới của Việt Nam, đặc biệt là tại các vùng biển xa bờ,trở nên cấp bách khi kể từ 2017 trở đi, mỏ Bạch Hổ, mỏ có sản lượng cao nhất trong nước hiện nay (170.000 bpd) đang cạn dần khiến cho sản lượng dầu thô được dự báo giảm khoảng 2,5% CAGR trong 2017-2022. Trong khi đó, nhu cầu tiêu thụ dầu được dự báo tiếp tục tăng trưởng khoảng 3,2% CAGR trong 2013-2022.

>> Tải báo cáo

Cao su tự nhiên tiết tục bất lợi về giá

CTCK Maybank Kim Eng (MBKE)

Trong ngắn hạn, giá mủ cao su thế giới đang chịu áp lực dư cung. Tuy sản lượng cao su của Thái Lan năm 2014 được dự báo giảm 80.000 tấn so với 2013 xuống còn 4,06 triệu tấn, nhưng sản lượng cao su tại 2 nước là Việt Nam và Indonesia được dự báo tăng 94.000 tấn so 2013 lên 4,13 triệu tấn. Năm 2013 mức dư cung là 714.000 tấn. Năm 2014, IRSG dự báo dư cung sẽ cao hơn 2013. Trước áp lực đó giá cao su được dựbáo tiếp tục giảm trong 2014. 

Hoạt động thanh lý vườn cây cao su giữ lợi nhuận không giảm sâu. Do giá cao su vẫn còn ở mức thấp, các công ty cao su thiên nhiên đẩy mạnh hoạt động thanh lý vườn cây già và trồng tái canh để cải thiện năng suất trong dài hạn. Việcnàytạo ra nguồn lợi nhuận khác đáng kể giúp lợi nhuận các công ty không giảm sâu. Cụ thể, PHR lên kế hoạch tái canh khoảng 1.000 ha/năm kể từ 2014 nhằm cải tạo vườn cây với 2/3 diện tích thuộc nhóm 3. TRC cũng sẽ tiếp tục thanh lý 300 ha cao su trong năm 2014 dù sở hữu vườn cây trẻ với năng suất cao nhất (trên 2,2tấn/ha/năm) trong số các công ty niêm yết.

Cổ tức vẫn là điểm sáng. Các công ty cao su niêm yết vẫn duy trì chính sách cổ tức khá cao trong năm 2014. Mặc dù giá cao su giảm nhưng đa sốcác công ty cao su niêm yết (DPR, PHR, TRC) lên kế hoạch chia cổ tức tiền mặt với tỷ lệ20%-30% mệnh giá, tương đương với lợi tức cổ tức từ7% đến 11%, khá cao so với mặt bằng lãi suất ngân hàng.

Triển vọng dài hạn vẫn tốt nhờ mở rộng diện tích. Đa số các công ty đã triển khai các dự án mở rộng diện tích. Những công ty đầu ngành như DPR, PHR đã hoàn thành xong việc trồng mới các vườn cây tại Campuchia với diện tích lần lượt là 6.500 ha và 7.600 ha. Phần lớn diện tích của cảhai công ty này sẽ được đưa vào khai thác kể từ 2016. Riêng TRC đã trồng được gần 50% diện tích vườn cây 6.157 ha.

Định giá hợp lý. Các công ty cao su niêm yết đang được giao dịch tại P/E 2014 6,2x, so với VN-Index hiện khoảng 13,4x. Chúng tôi cho rằng, đây là mức định giá hợp lý do hiện giá cao su duy trì ởmức thấp.

>> Tải báo cáo

TL

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục