Cổ phiếu cần quan tâm ngày 31/8

(ĐTCK) Báo Đầu tư Chứng khoán trích báo cáo phân tích một số cổ phiếu cần quan tâm trước phiên 31/8 của các công ty chứng khoán.
Cổ phiếu cần quan tâm ngày 31/8

Cổ phiếu VJC đang trong xu hướng tăng giá dài hạn

(CTCK BIDV – BSC)

Điểm nhấn kỹ thuật:

- Xu hướng hiện tại: Tăng giá dài hạn

- Chỉ báo xu hướng MACD: Hội tụ trên đường trung tâm

- Chỉ báo RSI: Tiệm cận ngưỡng Bollinger trên

- Đường MA: Đường MA 20 cắt đường MA 50 biểu thị xu hướng hồi phục, thêm nữa đường MA 200 cũng duy trì xu hướng tăng và áp sát MA 50.

Nhận định: Cổ phiếu VJC đang trong xu hướng hồi phục từ ngưỡng đấy 130.000 đồng. Chỉ số RSI tiệm cận ngưỡng Bollinger trên nhưng vẫn chưa trạm vùng quá bán (70), cho thấy xu hướng tăng vẫn tiếp tục.

Đường MA 200 đang tăng trở lại có xu hướng vượt đường MA 50, cho thấy giá cổ phiếu vẫn đang gia tăng trong 1 khoảng thời gian dài.

Hiện tại, thanh khoản vẫn đang duy trì ở mức cáo, cho thấy xu hướng hỗ trợ nền giá cổ phiếu tại ngưỡng hỗ trợ 153.500 đồng.

Khuyến nghị: Cổ phiếu VJC đang trong xu hướng tăng giá dài hạn.

Khuyến nghị nhà đầu tư mở vị thế tại ngưỡng hỗ trợ 153.500 đồng, chốt lãi tại ngưỡng kháng cự 170.000 đồng và cắt lỗ tại nếu cổ phiếu rơi khỏi ngưỡng hỗ trợ 145.000 đồng.

Khuyến nghị OUTPERPORM đối với cổ phiếu PC1

(CTCK Bảo Việt – BVSC)

PC1 là doanh nghiệp xây lắp điện điện đầu ngành và được kỳ vọng tiếp tục bứt phá mạnh mẽ trong năm 2018.

Với mức giá đóng cửa 25.100 VND/CP vào ngày 28/8/2018, mức P/E năm 2018 của PC1 là 6,72 lần. Đây là mức P/E thấp đối với một cổ phiếu đầu ngành và có mức tăng trưởng mạnh mẽ.

Chúng tôi đánh giá mức P/E hợp lý của cổ phiếu PC1 là 9 lần, là mức P/E trung bình của ngành BĐS, ngành điện và ngành xây dựng (năm 2018, lợi nhuận gộp của ba mảng này xấp xỉ nhau và đóng góp 93% tổng lợi nhuận gộp).

Với mức P/E 9 lần, mức giá mục tiêu của PC1 năm 2018 là 33.600 VND/CP, cao hơn 33,86% so với mức giá hiện tại. Vì vậy, chúng tôi khuyến nghị OUTPERPORM đối với cổ phiếu PC1.

..>> Tải báo cáo

Khuyến nghị OUTPERFORM đối với cổ phiếu DHG

(CTCK Bảo Việt – BVSC)

Chúng tôi khuyến nghị OUTPERFORM đối với cổ phiếu DHG dựa trên giá trị ước tính hợp lý là 107.800 đồng/cổ phiếu, +17,8% so với giá đóng cửa ngày 29/8/2018.

DHG đang giao dịch ở mức PE 2018 là 16,9x dựa trên ước tính EPS forward 5.392 đồng/cổ phiếu.

Trong ngắn hạn, thông tin lợi nhuận H1 2018 giảm và áp lực chốt lời sau đợt thực hiện M&A và nới room có thể khiến giá cổ phiếu điều chỉnh hoặc đi ngang.

Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng đây là cơ hội để NĐT xem tích lũy cổ phiểu trước khi giá được hỗ trợ tăng nhờ lợi nhuận gia tăng vào cuối năm.

Ngoài ra, chúng tôi kỳ vọng Taisho sẽ tiếp tục nâng sở hữu đối với DHG và điều này sẽ tác động tích cực hơn cho giá cổ phiếu trong tương lai.

..>> Tải báo cáo

Giữ khuyến nghị KÉM KHẢ QUAN dành cho DRC

(CTCK Bản Việt – VCSC)

Chúng tôi điều chỉnh tăng giá mục tiêu dành cho CTCP Cao su Đà Nẵng (DRC) nhưng giữ khuyến nghị KÉM KHẢ QUAN vì giá cổ phiếu đã tăng trong thời gian qua với tin đồn một nhà đầu tư sẽ mua 14,5% cổ phần công ty từ việc thoái vốn của Vinachem vào cuối năm 2018.

Chúng tôi điều chỉnh tăng giá mục tiêu thêm 16% để phản ánh (1) chi phí quản lý và bán hàng thấp hơn so với dự báo vì DRC đã khẳng định được khả năng quản lý nhân viên và lương tốt; và (2) biên lợi nhuận từ lốp bias cao hơn so với dự báo nhờ giá cao su ổn định và dự kiến sẽ đi ngang trong 6 tháng cuối năm 2018.

Tuy nhiên, bất chấp các tín hiệu đáng khích lệ nói trên, chúng tôi vẫn tiếp tục giữ thái độ thận trọng dành cho DRC do vị thế cạnh tranh còn yếu, khiên công ty khó có thể chuyển chi phí giá đầu vào sang khách hàng mà không mất thị phần.

Cổ phiếu cần quan tâm ngày 31/8 ảnh 1

Chúng tôi dự báo tăng trưởng LNST sau lợi ích CĐTS 2018 ở mức -8% do sản lượng lốp bias giảm trong khi mảng lốp radial tiếp tục lỗ.

Chúng tôi cho rằng giá cổ phiếu DRC hiện quá cao tại mức PER trượt 12 tháng là 22,3 lần so với trung vị PER các công ty săm lốp khác là 17,1 lần.

Yếu tố hỗ trợ: (1) Vinachem thoái vốn và (2) Chính phủ có thể sẽ áp dụng các biện pháp bảo hộ thương mại đối với ngành công nghiệp trong nước.

Rủi ro: (1) Cạnh tranh tiếp tục gay gắt do hàng nhập khẩu từ Trung Quốc và (2) giá đầu vào tiếp tục tăng, đặc biệt là cao su (60%-70% giá vốn hàng bán) và carbon đen (20% giá vốn hàng bán).

Lạc Nhạn

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục