Cổ phiếu cần quan tâm ngày 22/10

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Báo Đầu tư Chứng khoán trích báo cáo phân tích một số cổ phiếu cần quan tâm trước phiên 22/10 của các công ty chứng khoán.
Cổ phiếu cần quan tâm ngày 22/10

Khuyến nghị trung lập dành cho cổ phiếu DGW

CTCK MB (MBS)

Với smartphone, laptop&máy tính bảng, với yếu tố hỗ trợ mạnh mẽ từ việc áp dụng AI vào các ứng dụng hỗ trợ học tập/công việc, chúng tôi kỳ vọng CTCP Thế Giới Số (HOSE: DGW) có sự phục hồi mạnh mẽ hơn trong nửa cuối năm 2024 (ước tính chu kỳ thay đổi sản phẩm 2,5-3 năm, kỷ lục doanh thu ICT-CE vào quý IV/2021), chủ yếu từ việc tiêu thụ laptop tăng trưởng 2 chữ số, giúp cho tổng doanh thu tăng 12% trong năm 2024 từ mức nền thấp năm 2023, ghi nhận 15.637 tỷ đồng. Trong năm 2025-2026, chúng tôi kỳ vọng với xu hướng AI ngày càng mạnh mẽ sẽ giúp cho tăng trưởng doanh thu smear phone, laptop&máy tính bảng tiếp tục tăng 15%/15%.

Với thiết bị văn phòng, chúng tôi kỳ vọng DGW tiếp tục mở rộng danh mục sản phẩm (bao gồm server, thiết bị lưu trữ và IoTs), giúp cho tổng doanh thu tăng 46% trong năm 2024, ghi nhận 5.008 tỷ đồng. Trong năm 2025-2026, DGW có thêm tiềm năng tăng trưởng trong thị trường cung cấp thiết bị bảo hộ lao động (PPE) và chúng tôi dự báo tổng doanh thu thiết bị văn phòng tăng 25%/25%.

Với sự dẫn dắt của smartphone, laptop&máy tính bảng và thiết bị văn phòng, chúng tôi kỳ vọng tổng doanh thu sẽ tăng 19%/19%/19% trong năm 2024-2026. Kết hợp với việc tối ưu chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp trên tổng doanh thu từ 5% chỉ còn khoảng 4,9%/4,9%/4,9%, lợi nhuận ròng ước tính tăng 27%/28%/24% trong năm 2024-2026. DGW đã thông qua nghị quyết phát hành ESOP với kế hoạch niêm yết 2 triệu cổ phiếu (tương đương 0,9% tổng số cổ phiếu hiện hành) với mức giá 10.000 đồng/cổ phiếu, dự kiến sẽ thực hiện trong quý IV/2024. Tổng giá trị phát hành lần này là 20 tỷ đồng.

Giá mục tiêu duy trì so với báo cáo trước do chúng tôi (1) chuyển mô hình dự phóng sang giai đoạn 2024-25, (2) Giảm EPS năm 2024-25 9%/9% do nhu cầu tiêu thụ ICT-CE trong 6 tháng năm 2024 thấp hơn do với kỳ vọng cũ và DGW vẫn duy trì tỷ lệ chi phí SG&A cao.

Giá cổ phiếu đang giao dịch với P/E 2024 khoảng 22x, cao hơn trung bình 3 năm khoảng 18.5x, do vậy chúng tôi cho rằng nhà đầu tư nên đợi giá cổ phiếu chiết khấu thêm hoặc đợi kết quả kinh doanh tích cực hơn cho cổ phiếu có mức định giá hợp lý để bắt đầu tích lũy. Chúng tôi hạ khuyến nghị xuống trung lập dành cho cổ phiếu DGW với giá mục tiêu 49.200 đồng/cổ phiếu do tiềm năng tăng giá giảm.

>> Tải báo cáo

Khuyến nghị mua MSN và khả quan với MWG

CTCK Vietcap (VCI)

Trong báo cáo này, chúng tôi xem xét triển vọng của thị trường tạp hóa hiện đại tại Việt Nam. Hiện tại, chúng tôi có xếp hạng mua đối với MSN (mục tiêu giá 102.800 đồng/CP) và xếp hạng khả quan đối với MWG (mục tiêu giá 78.100 đồng/CP) , đây là hai công ty mà chúng tôi theo dõi có mức độ tiếp xúc đáng kể với ngành tạp hóa hiện đại.

Thực phẩm tươi sống là trọng tâm trong chế độ ăn uống của người Việt Nam. Lượng tiêu thụ thực phẩm tươi sống bình quân đầu người của Việt Nam tương đương với các nước lớn hơn như Trung Quốc và vượt qua các quốc gia giàu có hơn như Thái Lan và Nhật Bản.

Thói quen mua sắm thực phẩm truyền thống vẫn tồn tại ở Việt Nam, với nhiều người tiêu dùng thích mua sắm trực tiếp để đảm bảo độ tươi ngon. Khi quá trình đô thị hóa gia tăng và cơ cấu thu nhập chuyển sang việc làm chính thức, sự tiện lợi ngày càng trở nên quan trọng. Khi nói đến việc mua sắm thực phẩm, người tiêu dùng Việt Nam hiện cân bằng giữa giá cả với chất lượng và sự tiện lợi, thay vì chỉ mua sắm theo ngân sách.

Siêu thị mini đang trở thành một phần thiết yếu trong bối cảnh bán lẻ tạp hóa của Việt Nam. Mặc dù các kênh truyền thống vẫn thống trị bán lẻ tạp hóa của Việt Nam, doanh số bán hàng của siêu thị mini đã chứng kiến ​​mức tăng trưởng nhanh chóng hai chữ số trong bảy năm qua. Sự tăng trưởng này được thúc đẩy bởi quá trình đô thị hóa gia tăng, thu nhập của người tiêu dùng và sự chuyển dịch sang các hình thức hiện đại do đại dịch COVID-19 thúc đẩy.

Trong lĩnh vực tạp hóa hiện đại của Việt Nam, bảy công ty hàng đầu nắm giữ gần 90% giá trị thị phần, với các thương hiệu trong nước như Bách Hóa Xanh (MWG sở hữu 95%) và WinCommerce (MSN sở hữu 79%) là những công ty thống trị trong phân khúc siêu thị mini.

N.T

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục