Chuyển phát nhanh Bưu điện (EMS) sắp phát hành 1,5 triệu cổ phiếu

0:00 / 0:00
0:00
Tổng Công ty Chuyển phát nhanh Bưu điện (UPCoM: EMS) vừa công bố thông tin về việc phát hành cổ phiếu để tăng vốn, theo tỷ lệ 9,09%.
Chuyển phát nhanh Bưu điện (EMS) sắp phát hành 1,5 triệu cổ phiếu

Theo tỷ lệ 9,09% nghĩa là cổ đông sở hữu 10.000 cổ phiếu sẽ nhận được 909 cổ phiếu mới.

Cổ phiếu phát hành từ nguồn vốn chủ sở hữu được làm tròn đến hàng đơn vị, phần thập phân sẽ bị huỷ bỏ.

31/12/2021 sẽ là ngày đăng ký cuối cùng để thực hiện quyền nhận cổ phiếu phát hành.

Vốn điều lệ hiện của Chuyển phát nhanh Bưu điện hiện ở mức 165 tỷ đồng; tổng nguồn vốn tính đến cuối năm 2020 là 663,2 tỷ đồng.

Đầu tháng 11/2021, gần 1.5 triệu cổ phiếu EMS được bổ sung vào tổng lượng cổ phần đang giao dịch tại UPCoM.

Đây là số cổ phiếu công ty đã phát hành để trả cổ tức theo tỷ lệ 10% (cổ đông có 10 cổ phiếu được nhận 1 cổ phiếu mới).

Xấp xỉ 9,2 triệu cổ phiếu EMS được giao dịch tại UPCoM từ đầu năm 2018, với giá tham chiếu trong phiên giao dịch đầu tiên là 31.000 đồng/cp.

Chốt phiên giao dịch ngày 21/12/2021, EMS đứng ở mức tham chiếu 37.000 đồng/cp và đã giảm gần 23% so với liên lập đỉnh hôm 28/9/2021.

Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp là 2 khoản tác động mạnh nhất đến lãi ròng của Chuyển phát nhanh Bưu điện trong quý III/2021 cũng như luỹ kế 9 tháng đầu năm nay (Đvt: đồng).
Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp là 2 khoản tác động mạnh nhất đến lãi ròng của Chuyển phát nhanh Bưu điện trong quý III/2021 cũng như luỹ kế 9 tháng đầu năm nay (Đvt: đồng).

Về kết quả kinh doanh, luỹ kế 9 tháng đầu năm nay, Chuyển phát nhanh Bưu điện ghi nhận doanh thu thuần 1.698 tỷ đồng và lợi nhuận gộp 311,1 tỷ đồng; tăng bình quân 22% so với cùng kỳ năm ngoái.

Doanh nghiệp này không phải chi trả đồng lãi vay nào trong 9 tháng qua.

Tuy nhiên, do chi phí bán hàng tăng đột biến và chi phí quản lý doanh nghiệp tăng nhẹ nên lãi ròng của Chuyển phát nhanh Bưu điện bị ảnh hưởng, chỉ còn 58,5 tỷ đồng (thấp hơn cùng kỳ gần 25 tỷ đồng).

Đến cuối tháng 9/2021, công ty này có gần 48 tỷ đồng tiền gửi ngân hàng và 172 tiền gửi ngân hàng với kỳ hạn không quá 3 tháng.

Tổng tài sản đến kỳ của công ty tăng hơn 31% so với hồi đầu năm, lên gần 870 tỷ đồng; nợ phải trả tăng gần 45%, lên hơn 622 tỷ đồng (phần lớn là nợ ngắn hạn). Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối đến cuối kỳ ở mức 58,5 tỷ đồng.

Về cơ cấu cổ đông, Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam (VNPost) đang chi phối 84,1% vốn Chuyển phát nhanh Bưu điện; theo sau đó là Công ty cổ phần Hacisco nắm 8,2% (Tập Đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam- VNPT sở hữu hơn 27,6% vốn Hacisco).

Hồng Phúc
baodautu.vn

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục