Chỉ số CSI 300 đóng cửa tăng hơn 1,3% vào thứ Tư (15/6), nâng mức tăng trong tháng 6 lên gần 5% trong bối cảnh biển đỏ toàn cầu. Chỉ số S&P 500 vào đầu tuần này đã rơi vào thị trường giá xuống cũng tương tự như chỉ số MSCI toàn cầu khi các nhà giao dịch định giá đợt tăng lãi suất 75 điểm cơ bản của Cục Dự trữ Liên bang (Fed) vào cuối ngày hôm nay.
Chỉ số CSI 300 |
Việc đặt cược rằng hỗ trợ chính sách của Trung Quốc sẽ giúp hồi sinh nền kinh tế bị ảnh hưởng bởi Covid bên cạnh sự thúc đẩy từ dữ liệu tháng 5 tốt hơn dự kiến về sản lượng công nghiệp và doanh số bán lẻ. Bị tác động bởi các đợt phong toả kéo dài nhiều tuần ở các thành phố quan trọng, chứng khoán Trung Quốc đã cho thấy khả năng phục hồi phi thường trong đợt bán tháo toàn cầu gần đây nhất.
Redmond Wong, chiến lược gia thị trường tại Saxo Capital Markets cho biết: “Chúng tôi đang chứng kiến một số cải thiện trong tháng 5, điều này chắc chắn là tích cực đối với tâm lý thị trường. Điều quan trọng bây giờ là liệu tình hình Covid có thể được kiềm chế hay không và liệu có nối lại các biện pháp kiểm soát đại dịch nghiêm ngặt hơn hay không”.
Thị trường chứng khoán Trung Quốc vẫn tăng điểm ngay cả khi Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) tiếp tục giữ nguyên lãi suất chính sách quan trọng. Lãi suất cho vay trung hạn một năm của ngân hàng trung ương được để ở mức 2,85%. Một số ít các nhà phân tích được thăm dò ý kiến đã kỳ vọng giảm 5 hoặc 10 điểm cơ bản.
Chỉ số giá tiêu dùng của Trung Quốc chỉ tăng 2,1% trong tháng 5 so với cùng kỳ năm trước và chỉ là một phần nhỏ so với tốc độ lạm phát ở Mỹ là 8,6%. Điều đó có thể cho phép các nhà chức trách Trung Quốc nới lỏng hơn nữa các thiết lập chính sách tài khóa và tiền tệ khi cần thiết.
Castor Pang, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu của Core Pacific-Yamaichi International cho biết: “Không cắt giảm lãi suất lúc này là một động thái hợp lý vì Trung Quốc không quá vội vàng làm điều đó. Các nhà đầu tư đang chờ đợi một loạt biện pháp để tiếp tục thúc đẩy thị trường, từ bất động sản đến các ưu đãi thị trường ô tô, thay vì chỉ cắt giảm một lần”.
Trong một dấu hiệu cho thấy tâm lý đang được hồi phục, giá trị giao dịch của thị trường đạt mức 1.000 tỷ nhân dân tệ (149 tỷ USD) trong ngày 15/6, thanh khoản phần lớn đã duy trì trên mức đó trong tháng 6 này.
Tại Hồng Kông, chỉ số Hang Seng cũng tăng 1,7% và chỉ số Hang Seng về công nghệ tăng hơn 2% trong phiên giao dịch ngày 15/6.
Ngoài diễn biến tích cực của thị trường cổ phiếu, đợt bán trái phiếu chính phủ bằng đồng nhân dân tệ ở nước ngoài đầu tiên của Trung Quốc đã chứng kiến nhu cầu mạnh nhất trong gần 2 năm tại phiên đấu giá hôm 15/6. Đồng nhân dân tệ ở nước ngoài và trong nước đều tăng 0,4% so với đô la Mỹ.
Khi chứng khoán Trung Quốc tiếp tục hồi phục từ mức đáy vào giữa tháng 3, nhiều chiến lược gia và nhà quản lý tiền tệ chuyển sang xu hướng tăng giá, hoặc nhắc lại sự lạc quan trên thị trường ngày càng tăng lên. Khối ngoại đã mua ròng hơn 13 tỷ nhân dân tệ (1,93 tỷ USD) cổ phiếu Trung Quốc hôm thứ Tư (15/6), kéo dài chuỗi mua ròng liên tiếp trong tháng này.
Mặt khác, một yếu tố quan trọng vẫn đè nặng lên cổ phiếu là sự tuân thủ của Bắc Kinh đối với chính sách Zero Covid. Việc kiểm soát trên quy mô nhỏ diễn ra thường xuyên ngay cả khi lệnh cấm vận trên khắp Thượng Hải đã được dỡ bỏ và những hạn chế quay trở lại chỉ với một số ít trường hợp nhiễm bệnh.
Selina Sia, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu cổ phần Trung Quốc tại Credit Suisse Wealth Management cho biết: “Tất nhiên, trong tương lai, quá trình hồi phục hoàn toàn có thể sẽ mất thêm một thời gian nữa, nhưng tôi hy vọng rằng chúng ta sẽ đi đúng hướng và mọi thứ có thể chuyển biến tích cực hơn từ đây”.