Chứng khoán phái sinh tuần qua: “Lõm” phiên giữa tuần

(ĐTCK) Tuần qua (25 - 29/12/2017), chỉ số VN30 tịnh tiến tăng; giá các chứng khoán phái sinh tăng theo, riêng phiên giữa tuần giảm. Tính chung cả tuần, bên mua lãi 1,8 - 2,4 triệu đồng/hợp đồng (vốn đầu tư hơn 13 triệu đồng/hợp đồng).

Tuần qua là tuần giao dịch cuối cùng của năm 2017, giống như diễn biến trong tuần cuối cùng của 2 năm trước đó, chỉ số VN30 tăng điểm cả 5 phiên giao dịch. Tổng cộng, VN30 tăng 29,64 điểm, đạt 975,52 điểm. So với cuối năm 2016, VN30 tăng 55,3% (chỉ số VN-Index tăng 48%).

Theo đó, giá các chứng khoán phái sinh đều tăng, riêng phiên giữa tuần giảm giá. Tính chung cả tuần, hợp đồng tương lai chỉ số VN30 đáo hạn tháng 1/2018 tăng 24 điểm, hợp đồng tương lai chỉ số VN30 đáo hạn tháng 2/2018 tăng 18 điểm, tương lai chỉ số VN30 đáo hạn tháng 3/2018 tăng 17,9 điểm, tương lai chỉ số VN30 đáo hạn tháng 6/2018 tăng 23,5 điểm.

Mức tăng/giảm giá của các mã chứng khoán phái sinh và VN30

Ngày

VN30F1801

VN30F1802

VN30F1803

VN30F1806

VN30

25/12

5,3

8,0

6,0

6,0

3,40

26/12

14,7

14,0

12,9

12,0

6,45

27/12

-10,0

-11,1

-6,0

-3,2

2,29

28/12

11,9

5,5

3,6

5,7

8,89

29/12

2,1

1,6

1,4

3,0

8,61

Tổng

24,0

18,0

17,9

23,5

29,64

Về phiên giữa tuần (27/12/2017) giảm giá, VN30 không biến động mạnh, nhưng có các đợt tăng giảm trong phiên, tạo ra nhiều cơ hội lướt sóng, đặc biệt là trong phiên chiều. Đầu phiên chiều, VN30 liên tục giảm dần mức tăng, xuống dưới tham chiếu, sau đó zíc zắc đi lên, nhưng rồi giảm dần mức tăng trước khi bước vào đợt khớp lệnh ATC (xác định giá đóng cửa), khiến không ít nhà đầu tư dự báo thị trường sẽ giảm điểm nên tăng bán, giảm mua. Mặt khác, một bộ phận nhà đầu tư nắm giữ vị thế mua có lãi nên bán ra chốt lời. Kết quả, giá các chứng khoán phái sinh giảm, dù điểm số của VN30 khi chốt phiên hầu như không thay đổi so với thời điểm trước khi bước vào đợt khớp ATC.

Giá thanh toán cuối ngày của các mã chứng khoán phái sinh và VN30

Ngày

VN30F1801

VN30F1802

VN30F1803

VN30F1806

VN30

22/12

956,0

967,0

977,1

994,0

945,88

25/12

961,3

975,0

983,1

1.000,0

949,28

26/12

976,0

989,0

996,0

1.012,0

955,73

27/12

966,0

977,9

990,0

1.008,8

958,02

28/12

977,9

983,4

993,6

1.014,5

966,91

29/12

980,0

985,0

995,0

1.017,5

975,52

Hai phiên cuối tuần qua, diễn biến của VN30 khá tương đồng, điểm số có xu hướng tăng dần và tăng mạnh trong phiên chiều, nhưng giảm dần mức tăng trước khi bước vào đợt khớp ATC. Mặc dù vậy, điểm số chốt phiên không có nhiều thay đổi so với thời điểm trước khi hết thời gian giao dịch liên tục và so với phiên trước đó đều tăng điểm mạnh.

Sau “kinh nghiệm” phiên chiều giữa tuần, nhà đầu tư chứng khoán phái sinh tập trung theo dõi diễn biến giá cổ phiếu trong chỉ số VN30 dự kiến khớp lệnh hơn. Sự thay đổi số lượng mã tăng/giảm giá cũng như mức tăng/giảm giá của các mã chủ chốt trong VN30 được theo dõi sát sao. Theo đó, giá đặt mua/bán chứng khoán phái sinh bám sát động thái trên bảng điện giao dịch cổ phiếu. Nhìn chung, giá các cổ phiếu trong VN30 có diễn biến khả quan, giúp giá phái sinh có biến động thuận chiều.

Mức biến động giá trong phiên của chứng khoán phái sinh*

Ngày

VN30F1801

VN30F1802

VN30F1803

VN30F1806

VN30

25/12

5,0

7,9

6,0

11,5

5,87

26/12

14,6

14,0

12,7

11,9

7,13

27/12

18,8

19,0

14,0

22,0

7,19

28/12

14,1

11,7

8,4

7,4

11,21

29/12

10,8

8,0

7,7

4,7

13,27

* Giá cao nhất trừ giá thấp nhất

Trong tuần qua là mức chênh lệch giữa giá chứng khoán phái sinh với chỉ số VN30 giảm dần kể từ phiên giữa tuần, nhất là hợp đồng đáo hạn tháng 1 và tháng 2. Hiện giá hợp đồng đáo hạn tháng 1 chỉ cao hơn VN30 hơn 4 điểm. Một phần là do nhà đầu tư bên mua không kỳ vọng vào mức tăng điểm cao của VN30, một phần là do hợp đồng này sắp đáo hạn (ngày 18/1/2018). Bởi lẽ, khi hợp đồng đáo hạn, điểm số dùng để tất toán hợp đồng là VN30, chứ không phải mức giá đóng cửa của hợp đồng.

Chênh lệch giá phái sinh so với VN30

Ngày

VN30F1801

VN30F1802

VN30F1803

VN30F1806

VN30

25/12

12,02

25,72

33,82

50,72

945,88

26/12

20,27

33,27

40,27

56,27

949,28

27/12

7,98

19,88

31,98

50,78

955,73

28/12

10,99

16,49

26,69

47,59

958,02

29/12

4,48

9,48

19,48

41,98

966,91

Một diễn biến đáng chú ý hơn là mức tăng giá của cả 4 hợp đồng tương lai trong phiên cuối tuần đều rất thấp so với mức tăng của VN30. Đây là dấu hiệu cho thấy, sau khi VN30 liên tiếp tăng điểm (trong phiên 29/12 có thời điểm đạt trên 980 điểm), vượt qua mức điểm cao nhất đạt được trong năm 2017 hồi đầu tháng 12 (966,44 điểm ngày 4/12), nhiều nhà đầu tư bên mua tỏ ra thận trọng, hạn chế đặt mua mức giá cao.

Trong phiên cuối tuần, thanh khoản tăng lên đáng kể, chủ yếu là do cơ hội lướt sóng trong phiên nhiều nên nhà đầu tư gia tăng giao dịch, tương tự như phiên giữa tuần. Một điểm khác so với phiên giữa tuần là khối lượng hợp đồng mở (OI, tức số lượng hợp đồng đang lưu hành) trong phiên giữa tuần tăng, còn trong phiên cuối tuần giảm. Thông thường, OI tăng báo hiệu dòng tiền đổ thêm vào thị trường, OI giảm báo hiệu dòng tiền rút ra khỏi thị trường.

Khối lượng và giá trị giao dịch chứng khoán phái sinh

Ngày

Khối lượng (hợp đồng)

Giá trị (tỷ đồng)

Hợp đồng mở (OI)

25/12

9.971

956,9

7.151

26/12

13.396

1.295,4

7.044

27/12

15.723

1.530,5

7.860

28/12

13.961

1.358,1

8.261

29/12

17.466

1.716,7

8.077

Tổng

70.517

6.857,6

OI giảm nhẹ nên chỉ số này chưa phát ra tín hiệu rõ nét, tổng khối lượng giao dịch trong tuần qua giảm 21,2% so với tuần trước đó chưa nói nên nhiều điều, trong khi mức tăng giá của chứng khoán phái sinh phiên cuối tuần qua thấp hơn mức tăng của VN30 là có cơ sở, nhiều nhà đầu tư vẫn kỳ vọng về mức điểm 1.000 của chỉ số trong ngắn hạn…, nên triển vọng thị trường vẫn được đánh giá là khả quan, dù có vẻ như thị trường cần đôi chút điều chỉnh để tạo lực tăng. 

Những thông tin khả quan về kinh tế vĩ mô cũng như kết quả kinh doanh 2017, dự kiến kế hoạch tăng trưởng năm 2018 của một số doanh nghiệp, không khí hồ hởi đầu năm mới sẽ hỗ trợ thị trường.

Trí Dũng

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục