Chứng khoán nối dài ngày vui, vàng ngậm ngùi giảm giá

(ĐTCK) Trong khi chứng khoán Âu, Mỹ có chuỗi 4 phiên tăng điểm liên tiếp nhờ kỳ vọng về vấn đề Hy Lạp được giải quyết, cũng như kết quả kinh doanh quý III, thì đà giảm của giá vàng vẫn chưa có dừng lại.
Ảnh minh họa: AFP Ảnh minh họa: AFP

Theo thông tin mới công bố, tồn kho kinh doanh tháng 5 của Mỹ tăng 0,3%, đúng như dự báo. Doanh số kinh doanh tăng 0,4% sau khi tăng 0,5% trong tháng 4.

Giá nhập khẩu của Mỹ bất ngờ giảm trong tháng 6 do đồng USD tăng giá, bù đáp cho việc tăng giá dầu và giữ lạm phát ở mức thấp.

Trước đó, niềm tin tiêu dùng của Mỹ trong tháng 6 của Mỹ được công bố ở mức thấp hơn 1 năm do sự suy yếu trong thị trường lao động. Điều này làm giới phân tích và đầu tư kỳ vọng Fed sẽ không tăng lãi suất trong tháng 9.

Mua công bố kết quả kinh doanh với cũng đã đến với các doanh nghiệp vừa công bố khả quan.

Bên cạnh đó, giới đầu tư cũng đang kỳ vọng Quốc Hy Lạp sẽ bỏ phiếu thông qua chương trình cải cách mới để tạo cơ sở pháp lý cho Chính phủ đàm phán với các chủ nợ quốc tế, nhằm tránh nguy cơ vỡ nợ.

Những thông tin trên giúp phố Wall kéo dài chuỗi tăng của mình lên con số 4 liên tiếp trong phiên thứ Ba. Bên cạnh đó, việc cổ phiếu năng lượng hồi phục sau khi giá dầu bất ngờ tăng trở lại cũng góp phần giúp phố Wall duy trì đà tăng của mình.

Dù mức tăng phiên này khiêm tốn hơn phiên trước đó, nhưng cũng đủ để các chỉ số chính vượt qua các ngưỡng cản tâm lý, đối với Dow Jones là 18.000 điểm, S&P 500 là 2.100 điểm và Nasdaq là 5.100 điểm.

Vào thứ Tư và thứ Năm này, Chủ tịch Fed, bà Jannet Yellen sẽ có các bài phát biểu trước Quốc hôi Mỹ và đang là sự thu hút sự chú ý mới của giới đầu tư. Tuy nhiên, theo các nhà phân tích, sẽ không có thêm thông tin đáng chú ý nào được đưa ra.

Kết thúc phiên 14/7, chỉ số Dow Jones tăng 75,90 điểm (+0,42%), lên 18.053,58 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 9,35 điểm (+0,45%), lên 2.108,95 điểm. Chỉ số Nasdaq tăng 33,38 điểm (+0,66%), lên 5.104,89 điểm.

Trên thị trường chứng khoán châu Âu, áp lực chốt lời sau 3 phiên tăng mạnh liên tiếp khiến các chỉ số chính của khu vực chủ yếu dao động trong sắc đỏ trong phiên thứ Ba. Tuy nhiên, về cuối phiên, với sự kỳ vọng Quốc hội Hy Lạp sẽ bỏ phiếu thông qua đề xuất của Bộ Tài chính nước này trong cuộc họp vào tối thứ Tư, tạo cơ sở pháp lý để giải quyết cuộc khủng hoảng nợ đã giúp các chỉ số phục hồi và có được phiên tăng thứ 4 liên tiếp giống phố Wall.

Kết thúc phiên 14/7, chỉ số FTSE 100 tại Anh tăng 15,8 điểm (+0,23%), lên 6.753,75 điểm. Chỉ số DAX tại Đức tăng 32,52 điểm (+0,28%), lên 11.516,90 điểm. Chỉ số CAC 40 tại Pháp tăng 34,37 điểm (+0,69%), lên 5.032,47 điểm.

Trên thị trường chứng khoán châu Á, trong khi chứng khoán Nhật Bản vẫn duy trì đà tăng khá mạnh do giới đầu tư kỳ vọng vấn đề Hy Lạp sẽ được giải quyết, thì chứng khoán Trung Quốc đã điều chỉnh trở lại sau 3 phiên tăng mạnh liên tiếp, qua đó kéo chứng khoán Hồng Kông giảm theo.

Kết thúc phiên 14/7, chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản tăng 295,56 điểm (+1,47%), lên 20.385,33 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông giảm 103,1 điểm (-0,41%), xuống 25.120,91 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Trung Quốc giảm 45,9 điểm (-1,16%), xuống 3.924,49 điểm.

Trên thị trường vàng, khi các thông tin hỗ trợ dần qua đi, vàng liên tiếp chịu các phiên giảm giá. Tuy nhiên, nhờ đồng USD hạ nhiệt và nhà đầu tư chờ đợi quyết định từ Quốc hội Hy Lạp, cũng như bài phát biểu của Chủ tịch Fed trước lưỡng viện, nên mức giá của kim loại quý này chỉ ở mức thấp.

Kết thúc phiên 14/7, giá vàng giao ngay giảm 2,7 USD (-0,23%), xuống 1.154,8 USD/ounce. Giá vàng tương lai giao tháng 8 giảm 1,9 USD/ounce (-0,16%), xuống 1.153,5 USD/ounce.

Trên thị trường năng lượng, giá dầu lúc đầu giảm mạnh hơn 2% khi cuộc đàm phán 6 bên về vấn đề hạt nhân của Iran đã đạt được thỏa thuận lịch sử. Với thỏa thuận này, lệnh cấm vận đối với Iran sẽ được nới lỏng, làm dấy lên nỗi lo về tăng cung, bởi Iran là một trong những nước sản xuất dầu lớn nhất Trung Đông. Tuy nhiên, sau đó, với việc đồng USD hạ nhiệt và giới đầu tư đánh giá, các công ty sản xuất dầu của Iran sẽ phải cần thời gian để tìm thị trường xuất khẩu, nên giá dầu đã dần hồi phục và đóng cửa với phiên tăng khá tốt.

Kết thúc phiên 14/7, giá dầu thô Mỹ tăng 0,84 USD/thùng (+1,58%), lên 53,04 USD/thùng. Giá dầu thô Brent tăng 0,66 USD (+1,13%), lên 58,51 USD/thùng.

T.Lê

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục