Chủ tịch Quốc hội chỉ rõ 5 nhiệm vụ trọng tâm của Kiểm toán Nhà nước trong thời gian tới

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Sáng ngày 11/7, Kiểm toán Nhà nước (KTNN) tổ chức Lễ Kỷ niệm 30 năm ngày thành lập (11/7/1994-11/7/2024) tại Trung tâm Hội nghị quốc gia, Hà Nội.
Ông Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội phát biểu tại Lễ kỷ niệm 30 năm Kiểm toán Nhà nước Ông Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội phát biểu tại Lễ kỷ niệm 30 năm Kiểm toán Nhà nước

Trải qua 30 năm xây dựng và phát triển, khởi đầu từ một cơ quan chưa có tổ chức tiền thân và tiền lệ về hoạt động, được thành lập để giúp Thủ tướng Chính phủ thực hiện chức năng kiểm tra, xác nhận tính đúng đắn, hợp pháp của tài liệu và số liệu kế toán, báo cáo quyết toán, đến nay, KTNN đã có nhiều bước chuyển mình đột phá.

Lễ Kỷ niệm có sự tham dự của lãnh đạo Đảng, Nhà nước; lãnh đạo các cơ quan trung ương, Bộ, ngành, địa phương; các đại sứ quán, các tổ chức quốc tế và các tổ chức nghề nghiệp…; cùng các lãnh đạo, nguyên lãnh đạo KTNN và đông đảo công chức, viên chức, người lao động của KTNN.

Lễ Kỷ niệm có sự tham dự của lãnh đạo Đảng, Nhà nước; lãnh đạo các cơ quan trung ương, Bộ, ngành, địa phương; các đại sứ quán, các tổ chức quốc tế và các tổ chức nghề nghiệp…; cùng các lãnh đạo, nguyên lãnh đạo KTNN và đông đảo công chức, viên chức, người lao động của KTNN.

Năm 2005, địa vị pháp lý của KTNN đã được luật định và đặc biệt đến năm 2013 đã được hiến định: “KTNN là cơ quan do Quốc hội thành lập, hoạt động độc lập và chỉ tuân theo pháp luật, thực hiện kiểm toán việc quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công”; nâng vai trò, vị thế của KTNN lên một tầm cao mới. Cùng với đó, hoạt động KTNN đã được ghi nhận trong hơn 35 bộ luật và luật liên quan. Đó là minh chứng, đồng thời là sự khẳng định, ghi nhận thành quả của sự nỗ lực phấn đấu, vượt qua nhiều khó khăn, thử thách của tập thể lãnh đạo, công chức và người lao động KTNN trong suốt 30 năm qua đã tạo nên những bước tiến vững chắc, toàn diện; niềm tin và kỳ vọng của Đảng, Nhà nước và Nhân dân đối với KTNN ngày càng tăng.

Ông Ngô Văn Tuấn, Tổng Kiểm toán Nhà nước phát biểu tại Lễ kỷ niệm

Ông Ngô Văn Tuấn, Tổng Kiểm toán Nhà nước phát biểu tại Lễ kỷ niệm

30 năm qua, trong mỗi giai đoạn, mỗi thời kỳ, KTNN luôn chủ động bám sát mọi chủ trương, đường lối lãnh đạo của Đảng, Nhà nước để thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ chính trị được giao. Đến nay, KTNN đã phát triển với 32 đơn vị cấp Vụ và tương đương, gồm: 9 đơn vị tham mưu, 8 KTNN chuyên ngành, 13 KTNN khu vực, 2 đơn vị sự nghiệp công lập. Tổng số công chức, viên chức, người lao động đến nay là hơn 2.000 người.

Từ khi thành lập đến nay, KTNN đã thực hiện khoảng 3.600 cuộc kiểm toán, phát hiện và kiến nghị xử lý tài chính khoảng 740 nghìn tỷ đồng, (từ năm 2011-2023 kiến nghị tài chính trên 650 nghìn tỷ đồng); trong đó tăng thu, giảm chi ngân sách nhà nước chiếm tỷ trọng trên 40% tổng số kiến nghị kiểm toán; kiến nghị sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ trên 2.200 văn bản quy phạm pháp luật hoặc văn bản quản lý có nội dung không phù hợp, mâu thuẫn hoặc chồng chéo, kịp thời khắc phục “lỗ hổng” về cơ chế, chính sách, tránh thất thoát, lãng phí, siết chặt kỷ cương, kỷ luật tài chính, góp phần làm lành mạnh nền tài chính quốc gia.

Đồng thời, KTNN đã đề xuất nhiều ý kiến có giá trị để hoàn thiện một số văn bản quy phạm pháp luật quan trọng như Luật Ngân sách nhà nước, Luật Đất đai, Luật Quản lý thuế, Luật Đầu tư công, Luật Phòng, chống tham nhũng, Luật Bảo hiểm xã hội...; kiến nghị cơ quan có thẩm quyền chỉ đạo, tổ chức kiểm điểm trách nhiệm đối với nhiều tập thể, cá nhân có sai phạm theo quy định của pháp luật. KTNN đã cung cấp gần 2.000 hồ sơ, báo cáo kiểm toán và các tài liệu cho cơ quan có liên quan để phục vụ công tác điều tra, kiểm tra, giám sát...

KTNN đã và đang phát triển trở thành công cụ quan trọng của Đảng và Nhà nước trong kiểm tra, kiểm soát việc quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công và phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực.

Toàn cảnh Lễ kỷ niệm

Toàn cảnh Lễ kỷ niệm

Thời gian tới, tình hình quốc tế có thể còn diễn biến phức tạp, khó lường; đất nước bên cạnh những thời cơ, thuận lợi, tiếp tục phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức mới, theo đó, ông Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội đề nghị KTNN thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm như sau:

Thứ nhất, nắm vững và thực hiện đúng chủ trương, định hướng chiến lược của Đảng; Nghị quyết của Quốc hội về phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại; chỉ đạo quản lý, điều hành của Chính phủ về ngân sách nhà nước, chính sách tài khóa, tiền tệ; lựa chọn và tập trung ưu tiên thực hiện các mục tiêu trọng tâm của Chiến lược phát triển KTNN đến năm 2030.

Thứ hai, tiếp tục củng cố, hoàn thiện khuôn khổ pháp lý để hoạt động của KTNN ngày càng hiệu lực, hiệu quả; nghiên cứu, rà soát Luật KTNN để đề xuất Quốc hội xem xét sửa đổi, bổ sung kịp thời, bảo đảm phù hợp với thực tiễn hoạt động và đồng bộ với hệ thống pháp luật hiện hành.

Thứ ba, tăng cường và nâng cao hiệu quả phối hợp giữa KTNN với các cơ quan của Quốc hội và các cơ quan liên quan; tổ chức và hoạt động công khai, minh bạch, hiệu quả, chuyên nghiệp, chính quy, hiện đại. Xác định mục tiêu, trọng tâm kiểm toán, cung cấp thông tin chính xác, kịp thời, phục vụ cho công tác quản lý, điều hành, giám sát tài chính công, tài sản công, phòng chống tham nhũng, tiêu cực.

Thứ tư, tiếp tục quan tâm chăm lo đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ cán bộ vững vàng về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, phẩm chất, bản lĩnh chính trị và đạo đức nghề nghiệp; củng cố, xây dựng toàn ngành Kiểm toán đoàn kết, vững mạnh toàn diện.

Thứ năm, chủ động hội nhập quốc tế trong lĩnh vực KTNN; củng cố ngày càng vững chắc vị thế, uy tín của KTNN trong hệ thống các cơ quan nhà nước Việt Nam và trong hệ thống các cơ quan kiểm toán quốc tế.

Tại Lễ Kỷ niệm 30 năm ngày thành lập, KTNN được trao tặng Huân chương Lao động hạng Nhất nhằm ghi nhận và biểu dương những thành tích xuất sắc, những đóng góp lớn lao của KTNN đối với đất nước trong suốt những năm qua.

Tại Lễ Kỷ niệm 30 năm ngày thành lập, KTNN được trao tặng Huân chương Lao động hạng Nhất nhằm ghi nhận và biểu dương những thành tích xuất sắc, những đóng góp lớn lao của KTNN đối với đất nước trong suốt những năm qua.

Ông Ngô Văn Tuấn, Tổng Kiểm toán Nhà nước cho biết, chiến lược phát triển KTNN đến năm 2030, xác định mục tiêu phát triển KTNN là công cụ trọng yếu, hữu hiệu của Đảng và Nhà nước trong kiểm tra, kiểm soát việc quản lý, sử dụng, nâng cao trách nhiệm giải trình và bảo đảm tính công khai, minh bạch trong quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công.

Cũng theo ông Tuấn, trong giai đoạn mới, với xu thế phát triển của các định chế kiểm toán tối cao, chịu tác động bởi ba vấn đề lớn: Hội nhập quốc tế, cách mạng công nghiệp 4.0 và các vấn đề mới nổi (dịch bệnh, biến đổi khí hậu, an ninh phi truyền thống…), ẩn chứa nhiều thách thức và cơ hội đan xen; toàn thể cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của KTNN, sẽ tiếp tục kế thừa và phát huy truyền thống quý báu 30 năm xây dựng và phát triển.

“Toàn ngành KTNN trong giai đoạn tới sẽ tiếp tục kiên định với phương châm hành động “Chất lượng và đạo đức công vụ” nhằm đạt mục tiêu “Chất lượng, chất lượng hơn và chất lượng hơn nữa”, đảm bảo thực hiện trách nhiệm “vì nền tài chính quốc gia minh bạch, bền vững”. Trong tương lai xa hơn, tầm nhìn phát triển KTNN phải gắn chặt với các yêu cầu mới của Đảng và Nhà nước, với mục tiêu đưa nước ta đến năm 2045”, ông Tuấn nói.

Ghi nhận những đóng góp của KTNN, trong 30 năm qua, nhiều tập thể, cá nhân đã được trao tặng các danh hiệu cao quý như: Huân chương độc lập hạng Nhì, Huân chương độc lập hạng Ba, Huân chương lao động hạng Nhất, Huân chương lao động hạng Nhì cho tập thể KTNN; nhiều tập thể cấp Vụ được tặng Huân chương lao động hạng Nhất, hạng Nhì, hạng Ba; 02 cá nhân được trao tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn quốc”; một số cá nhân được tặng Huân chương Độc lập, Huân chương lao động hạng Nhất, Nhì, Ba...

Nhuệ Mẫn

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục