Chú gấu say ngất sau khi dùng nhầm loại mật ong

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Dù là động vật hay con người nếu dính vào "ma túy" là hỏng hết...
Chú gấu say ngất sau khi dùng nhầm loại mật ong

Cùng với sự phát triển của xã hội, nhiều tệ nạn, mặt trái của xã hội cũng phát triển theo. Tình trạng sử dụng các loại thuốc gây ảo giác đang ngày càng gia tăng trong xã hội hiện nay và là mối lo ngại rất lớn. Những tác hại nghiệm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe, tinh thần và thậm chí là tính mạng.

Các chất gây ảo giác là chất gây ra trạng thái kích thích hệ thần kinh trung ương, tăng sự tỉnh táo, tăng hoạt động thể lực, khoái cảm… và gây ra các rối loạn tâm thần như lo âu, trầm cảm, rối loạn giấc ngủ, hoang tưởng, ảo giác, kích động và hành vi bạo lực…

Tuy nhiên, có một điều mà chắc nhiều người không biết đó là các loại chất gây ảo giác đã được người tiền sử cũng như các bộ lạc sử dụng cách đây hàng ngàn năm cho các mục đích phát triển tâm linh cũng như trí tuệ, và cho đến bây giờ, các nhà khoa học mới phát hiện ra tác dụng của chúng. Nguyên nhân là do các chất gây ảo giác này vốn dĩ đã tồn tại cùng với đất trời, ẩn chứa trong các loài cây cỏ, thực vật kể từ khi Trái đất được hình thành. Do đó, không chỉ con người có thể tìm đến chúng, mà ngay cả các loài động vật vô tình hay cố ý đều có thể tìm đến các chất ảo giác có sẵn trong tự nhiên, câu chuyện dưới đây là một ví dụ.

Câu chuyện được kể lại bởi các nhân viên thuộc Bộ Nông nghiệp Thổ Nhĩ Kỳ thông qua một đoạn clip ghi hình. Theo đó, chúng ta có thể nhìn thấy hình ảnh của một chú gấu nâu được tìm thấy tại thành phố Düzce đang có dáng điệu hơi "ngáo ngơ" trước khi được các nhà chức trách đem đến Sở thú y để xét nghiệm.

Clip nguồn: Sky news.

Truyền thông quốc tế đưa tin, chú gấu tội nghiệp đã bị mất phương hướng do ăn phải mật ong điên, một loại chất được gọi là "đồ nguội" theo tiếng Thổ Nhĩ Kỳ, có nguồn gốc từ một loại hoa đỗ quyên hiếm mọc rải rác ở phía Nam Thổ Nhĩ Kỳ, vùng Caucasus và Nepal.

Mật ong điên là một loại chất lỏng tự nhiên hiếm có. So với hàng trăm loại mật ong khác được tạo ra trên khắp thế giới, mật ong điên có màu đỏ hơn và vị hơi đắng hơn, và nó đến từ loài ong mật lớn nhất thế giới: Apis dorsata laboriosa.

Với liều lượng thấp hơn, mật ong điên có thể gây chóng mặt, choáng váng và hưng phấn, ảo giác. Liều cao hơn có thể gây ra ảo giác, nôn mửa, mất ý thức, co giật và trong một số trường hợp khác là tử vong.

Các tác động thần kinh của mật ong điên không bắt nguồn từ ong mà từ những gì loài ong Apis dorsata laboriosa này ăn ở một số vùng nhất định: Một chi thực vật có hoa được gọi là đỗ quyên (cụ thể là đỗ quyên núi).

Tất cả các loài cây này đều chứa một nhóm các hợp chất gây độc thần kinh được gọi là Grayanotoxins. Khi ong ăn mật hoa và phấn hoa của một số loại đỗ quyên, côn trùng sẽ ăn chất độc thần kinh Grayanotoxins này, cuối cùng chúng sẽ xâm nhập vào mật ong, khiến nó "phát điên".

Khuôn mặt "thất thần" của chú gấu khi được giải cứu.

Khuôn mặt "thất thần" của chú gấu khi được giải cứu.

Sau khi được chữa trị, sức khỏe của chú gấu đã dần được ổn định và sẽ được trao trả trở lại tự nhiên nếu đạt đủ yêu cầu.

Anh Quý

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục