.jpg)
Nhưng họ băn khoăn nhìn nhau với ý nghĩ thị trường cũng có thể giảm xuống sâu hơn, ngưỡng 850 điểm chẳng hạn. Người viết bài này chỉ mong muốn chia sẻ một số quan điểm về chuyện khó xử trên liên quan đến thời điểm nên mua cổ phần.
"Một tổ chức đầu tư không chuyên như HSBC lại nhiệt tình quá mức với ít nhất 4 bản báo cáo về chiến lược đầu tư vào TTCK Việt
Nếu không thể phân biệt rằng, bạn nên nghiêng theo quan điểm nào thì đây có thể là một gợi ý: nếu bạn khôn ngoan và biết rõ cơ hội kiếm bạc tỷ trên TTCK thì bạn có leo lên nóc nhà và la lên cho cả làng biết không?
![]() |
Việc làm hiển nhiên đáng tin hơn lời nói. Tình trạng thị trường hiện nay thể hiện bằng việc tất cả cổ phiếu đồng loạt giảm sâu so với giai đoạn 3 tháng hoặc 6 tháng trước không chừa blue-chips hay cổ phiếu loại thường, niêm yết hay OTC. Tình trạng giảm giá đồng loạt như hiện nay rõ ràng không hợp logic và chỉ có thể lý giải rằng, thị hiếu đầu tư đang thay đổi. Nghĩa là VN-Index giảm mạnh và giảm nhiều trong thời gian qua chỉ vì tại thời điểm đó, các nhà đầu tư trong nước hết tiền trong khi các nhà đầu tư nước ngoài còn muốn chờ những đợt đấu giá trong nửa cuối năm 2007.
Cơ hội mua vào tại thời điểm hiện nay, về mặt lý thuyết, là một khoản lợi nhuận lớn rất dễ dàng có được khi thị hiếu đầu tư trong và ngoài nước quay lại với gần 200 loại chứng khoán niêm yết thay vì các đợt IPO đang được xem xét lại thời điểm phù hợp. Hãy thử tưởng tượng rằng, VN-Index vào cuối năm nay sẽ đạt đỉnh cách đây 3 tháng, khoản lợi nhuận bạn có thể kiếm được nếu bắt đầu mua vào trong tháng 8 và bán vào cuối năm là hơn 30% trong vòng 4 tháng. Không tệ chút nào!
Tham khảo một vòng tại các công ty chứng khoán, ĐTCK ghi nhận được một thực tế đáng suy nghĩ là hầu hết các công ty đều tránh bình luận trực tiếp về cơ hội mua vào trong tháng 8, nhưng lái vấn đề qua việc xác nhận các tín hiệu theo lý thuyết thì nên mua vào:
+ Kinh điển nhất là chiến lược mua giá thấp để bán giá cao (ngược lại với chiến lược bán lúc giá cao để sau đó có thể mua lại giá thấp). VN-Index hiện ở gần mức xuất phát hồi đầu năm 2007, trong khi các công ty niêm yết có giá trị lớn nhất đều đạt mức tăng trưởng trung bình trong khoảng 30 - 50% so với cùng kỳ 2006 (xem ĐTCK ngày 6/8/2007). So sánh giản đơn hơn, cơ hội hiện nay là mua vào một hàng hóa với cùng một giá của năm 2006, nhưng chất lượng tốt hơn 30 - 50%.
Xét về yếu tố tâm lý của đám đông, ngưỡng VN-Index 900 điểm tuy có thể xem là quả tạ treo lơ lửng trên đầu trong thời điểm hiện nay, nhưng chẳng qua là một ngưỡng tâm lý và nhà đầu tư đã 2 lần vượt qua ngưỡng này trong năm 2007 (xem đồ thị minh họa). Tình trạng thị trường hiện nay tương ứng với dấu hiệu mua vào của hai chiến lược đầu tư: một là, mua lúc thị trường ốm yếu để bán khi thị trường mạnh khỏe trở lại; hai là, mua vào lúc thị trường nhuộm đỏ. Hai chiến lược này dựa trên cơ sở chắc chắn rằng, tâm lý thị trường sẽ lạc quan sau giai đoạn bi quan và những hàng hóa ế ẩm khi người ta buồn chán sẽ bán được giá gấp 5 - 10 lần khi niềm tin trở lại. Vấn đề tâm lý của thị trường rõ ràng rất dễ được giải tỏa vì chủ thể chính tạo ra một thị trường lành mạnh là các công ty niêm yết, về cơ bản vẫn đang hoạt động tốt. Số liệu thống kê của ĐTCK cho thấy, có đến 2/3 trong số 30 công ty có giá trị vốn hóa lớn nhất sàn TP. HCM đã hoàn thành trên 50% kế hoạch cả năm 2007, mặc dù 6 tháng đầu năm là giai đoạn nghịch mùa theo chu kỳ kinh doanh của hầu hết các công ty niêm yết.
Câu hỏi thị trường hiện nay có đúng là đang ở trạng thái rất tốt để mua vào và một nhà đầu tư cá nhân có thể dễ dàng chọn được cổ phiếu tốt? Câu trả lời là nhiều khả năng nhà đầu tư có thể có được những khoản đầu tư hời hơn mức tưởng tượng. Một cách dễ dàng để hình dung về việc giá trị thị trường có được đánh giá đúng hay không là việc xem xét giữa giá trị tài sản bằng chứng khoán của một quỹ đầu tư với giá trị của nó trên thị trường. Trong thời gian 1 năm trở về trước, chứng chỉ quỹ VF1 được giao dịch trên giá trị tài sản ròng (NAV) từ 10 - 30%, tình trạng này được đánh giá là sự kỳ vọng quá mức của thị trường, nhưng hiện nay tình hình lại hoàn toàn ngược lại.
Theo báo cáo của VFM ngày 3/8/2007, NAV của một chứng chỉ quỹ VF1 là 36.256 đồng, cao hơn 25% so với giá giao dịch của chứng chỉ quỹ VF1 cùng ngày (27.200 đồng). NAV của chứng chỉ quỹ PRUBF1 cũng cao hơn giá giao dịch 20%. Có thể lấy hình ảnh như thế này: nếu như VF1 đầu tư vào 10 cổ phiếu blue-chips và tổng giá trị các khoản đầu tư này tính trên mỗi chứng chỉ lại cao hơn 25% so với giá bán của chứng chỉ quỹ, bạn có thể mua chứng chỉ VF1 và bán đi các cổ phiếu mình nắm giữ để hưởng ngay một khoản lợi nhuận đến 25%, mặc dù thị trường vẫn đứng yên. Sự cố về giá của chứng chỉ VF1 tại một thời điểm cụ thể có thể được lý giải bằng một nguyên nhân nhà đầu tư mất niềm tin vào ban lãnh đạo, tương tự như việc nhà đầu tư đánh mất niềm tin vào cơ quan quản lý thị trường đối với vấn đề điều tiết cung cầu vào một thời điểm cụ thể.
Như đã phân tích ở trên, triển vọng dài hạn của TTCK Việt