“Chây ỳ” tiền thuế coi chừng bị cắt điện nước, bêu tên

Theo ý kiến của các cơ quan thuế, khi thực hiện biện pháp cưỡng chế nợ thuế, cơ quan quản lý nhà nước tại địa bàn có thể cưỡng chế nợ thuế thông qua các hình thức như cắt nguồn cung cấp các dịch vụ thiết yếu (điện, nước, viễn thông,…), thông báo về nơi cư trú,…
Cơ quan thuế đang gặp rất nhiều vướng mắc khi cưỡng chế các trường hợp còn nợ thuế. Cơ quan thuế đang gặp rất nhiều vướng mắc khi cưỡng chế các trường hợp còn nợ thuế.

Liên quan tới dự thảo Luật Quản lý thuế đang được Bộ Tài chính lấy ý kiến, Bộ Tài chính cho biết, hiện tại đối với cá nhân kinh doanh, cá nhân có thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công cơ quan thuế đang gặp rất nhiều vướng mắc khi cưỡng chế các trường hợp còn nợ thuế do không thể áp dụng các biện pháp cưỡng chế.

"Mặc dù với số tiền nợ thuế không lớn nhưng cũng cần có các giải pháp xử lý để thực hiện sự nghiêm minh của pháp luật", Bộ Tài chính đánh giá.

Theo ý kiến của các cơ quan thuế quản lý trực tiếp, khi thực hiện biện pháp cưỡng chế nợ thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân thì phối hợp với chính quyền địa phương, cơ quan quản lý nhà nước tại địa bàn để cưỡng chế nợ thuế thông qua các hình thức như cắt nguồn cung cấp các dịch vụ thiết yếu (điện, nước, viễn thông…), thông báo về nơi cư trú,…

Vì vậy, Bộ Tài chính đề xuất bổ sung vào biện pháp cưỡng chế đối với hộ kinh doanh, cá nhân theo hướn trong trường hợp không áp dụng được các biện pháp cưỡng chế thì cơ quan thuế phối hợp với chính quyền địa phương, cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức có liên quan để áp dụng các biện pháp phù hợp khác.

Về công khai thông tin người nợ thuế có số tiền thuế nợ quá 90 ngày, Luật Quản lý thuế hiện tại chỉ quy định công khai thông tin khi người nộp thuế chây ỳ không nộp tiền thuế đúng thời hạn mà không quy định rõ thời hạn chây ỳ là bao lâu.

Do vậy, cơ quan thuế các cấp chưa có đủ cơ sở để thực hiện công khai thông tin đối với các trường hợp nợ thuế, đã bị cơ quan thuế ban hành quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế.

Để đảm bảo cơ sở pháp lý khi thực hiện công khai thông tin người nợ thuế, tránh bị người nộp thuế khiếu kiện, Bộ Tài chính cho rằng, cần thiết phải sửa đổi, bổ sung theo hướng minh bạch, rõ ràng, cơ quan thuế các cấp có cơ sở pháp lý vững chắc để thực hiện công khai thông tin người nợ thuế,

Theo đó đối với các trường hợp bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế sẽ được công khai thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng và cổng thông tin điện tử ngành thuế.

Cụ thể: Sửa đổi, bổ sung Điều 74 85 Luật Quản lý thuế theo hướng Cơ quan quản lý thuế được công khai các thông tin vi phạm pháp luật về thuế của người nộp thuế trên phương tiện thông tin đại chúng trong các trường hợp người nộp thuế bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế.

Tại dự thảo luần này, Bộ Tài chính cũng cho biết, quy định hiện hành chỉ cho phép xóa nợ đối với cá nhân, không có quy định xóa nợ cho chủ doanh nghiệp tư nhân đã chết, trong khi doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình.

Do đó, để xử lý xóa nợ các trường hợp là cá nhân đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự, tạo sự đồng thuận trong dư luận xã hội và để thống nhất giữa Luật quản lý thuế và Luật doanh nghiệp.

Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình.

Bộ Tài chính cho rằng, cần thiết sửa đổi quy định về xoá nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đối với người nộp thuế đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự.


Theo dantri

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục