Châu Á dẫn đầu danh sách các tỷ phú mới nổi

(ĐTCK) Số lượng tỷ phú mới xuất hiện ở châu Á nhiều hơn bất cứ khu vực nào khác trong 12 tháng qua, chiếm 1/3 trong tổng số 12% tài sản tăng thêm của các tỷ phú toàn cầu (7,3 tỷ USD), theo một khảo sát thường niên.
Ông Masayoshi Son, người sáng lập SoftBank, đơn vị đầu tư vào Alibaba vừa trở thành người giàu nhất Nhật Bản Ông Masayoshi Son, người sáng lập SoftBank, đơn vị đầu tư vào Alibaba vừa trở thành người giàu nhất Nhật Bản

Tổng tài sản của các tỷ phủ trên toàn thế giới hiện đã lớn hơn mức vốn hóa thị trường cộng lại của tất cả các công ty trong Chỉ số công nghiệp Dow Jones, theo cuộc khảo sát được tiến hành từ tháng 6 năm ngoái đến tháng 7 năm nay bởi Wealth-X, một công ty nghiên cứu và UBS, một ngân hàng của Thụy Sỹ.

Các tỷ phú hiện kiểm soát 4% tài sản toàn của thế giới, với 155 tỷ phú mới toanh trong vòng 1 năm qua, nâng tổng số tỷ phú toàn cầu lên 2.325 người, tăng 7% so với kết quả khảo sát cùng kỳ năm ngoái.

Thành phố New York dẫn đầu về số lượng tỷ phú với 103 người. Tiếp theo là Moscow với 85 người, Hồng Kông 82 người, London 72 và Bắc Kinh 37.

Hôm thứ Ba, người sáng lập SoftBank, ông Masayoshi Son đã vượt qua Tadashi Yanai, người sáng lập ra Fast Retailing, trở thành người giàu nhất Nhật Bản, nhờ vào sự kiện IPO hãng thương mại điện từ Alibaba tới đây. Ông Son có tài sản cá nhân trị giá 16,6 tỷ USD.

Châu Âu, với 775 tỷ phú, là khu vực có nhiều tỷ phú và tổng giá trị tỷ phú lớn nhất (2,37 triệu tỷ USD). Châu Á có giá trị tài sản tỷ phú tăng mạnh nhất, với 18,7% so với khảo sát năm ngoái.

Số lượng tỷ phú châu Á đã tăng 10% trong 12 tháng tính đến tháng 7, với 52 thành viên mới gia nhập câu lạc bộ tỷ phú - 33 trong số này là người Trung Quốc.

Bắc Mỹ - khu vực có tổng giá trị tài sản tỷ phú lớn nhất trong năm 2013 - đã bị vượt qua bởi châu Âu trong kỳ khảo sát năm nay.

Nước Mỹ vẫn duy trì vị trí số 1 thế giới về nước có số lượng tỷ phú nhiều nhất với 571 người, tiếp theo là Trung Quốc (190) và Anh Quốc (130) - chiếm vị trí số 3 của Đức (123).

Wealth-X và UBS cho biết, có “một làn sóng chuyển giao tài sản giữa các thế hệ đã diễn ra”, với kết quả là nhiều tỷ phú trở nên giàu có nhanh chóng nhất nhờ nhận được tài sản thừa kế.

“Một trong những đặc trưng thường thấy của các tỷ phú trên thế giới là do làm ăn mà có. Bởi vậy, có đến 81% các tỷ phú tự làm ra tài sản của họ”, Wealth-X và UBS nhận xét.

Các tỷ phú cũng đã tăng lượng nắm giữ tiền mặt và tương đương tiền như cổ phiếu hay trái phiếu lên bình quần 600 triệu USD/người, so với 560 triệu USD theo thống kê năm ngoái.

Bình quân, các tài sản tiền và tương đương tiền chiếm 19% tổng giá trị tài sản ròng của các tỷ phú.

Wealth-X và UBS cho rằng, mức nắm giữ tiền mặt tăng lên là một dấu hiệu cho thấy, nhiều tỷ phú đang “chờ một thời điểm tối ưu để đầu tư trở lại”.

Quang Huy (Theo FT)

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục