Theo đề xuất của tỉnh Cao Bằng, dự án đường cao tốc Đồng Đăng-Trà Lĩnh cơ bản bám theo hướng tuyến theo quy hoạch và có xét đến việc tối ưu hóa hướng tuyến để kết nối vào tuyến cao tốc Hữu Nghị-Chi Lăng với cửa khẩu Tân Thanh và cửa khẩu Cốc Nam, giảm được khoảng 29 km so với chiều dài trong quy hoạch.
Cụ thể, dự án có chiều dài tuyến 115 km, được thiết kế theo quy mô cao tốc 4 làn xe. Dự án có tổng mức đầu tư 20.939 tỷ đồng, trong đó, vốn nhà đầu tư và vốn vay tín dụng khoảng 64%; vốn ngân sách khoảng 36%.
Theo đề xuất phân kỳ đầu tư, giai đoạn 1 thực hiện dự án từ năm 2019-2020, đầu tư đoạn tuyến từ Tân Thanh (Lạng Sơn) đến thành phố Cao Bằng với chiều dài khoảng 80km. Giai đoạn 2 đầu tư xây dựng đoạn tuyến cao tốc từ Lạng Sơn đến Cao Bằng và đoạn từ thành phố Cao Bằng đến cửa khẩu Trà Lĩnh.
Vào tháng 4/2017, tỉnh Cao Bằng đã có văn bản kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Giao thông Vận tải điều chỉnh thời gian thực hiện đầu tư tuyến cao tốc Đồng Đăng-Trà Lĩnh sang giai đoạn 2017-2020; chỉ đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính tham mưu cho Thủ tướng và đàm phán về nguồn vốn đầu tư trước mắt là khoản vay 300 triệu USD của Trung Quốc.
Khi đó, dự án có tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 47.000 tỷ đồng được tỉnh Cao Bằng kêu gọi bằng hình thức PPP, nhưng suốt nhiều năm qua chỉ có 2 nhà đầu tư Trung Quốc thiện chí nghiên cứu dự án đường cao tốc Trà Lĩnh-Đồng Đăng và chỉ dừng lại ở mức độ quan tâm, đến tìm hiểu rồi lại đi.
Trong bối cảnh đó, Công ty Cổ phần Tập đoàn Đèo Cả-nhà đầu tư đã quan tâm và ngỏ ý muốn tham gia nghiên cứu dự án. Theo nghiên cứu của đơn vị tư vấn, tuyến cao tốc Đồng Đăng-Trà Lĩnh được điều chỉnh hướng tuyến kết nối với cao tốc Hữu Nghị-Chi Lăng để rút ngắn 29k m so với quy hoạch, giảm tổng chiều dài của dự án từ 144 km xuống còn 115 km với 4 làn xe cơ giới và có 6 hầm xuyên qua núi, tổng mức đầu tư dự án khoảng 20.938 tỷ đồng. Theo đó, giảm hơn 26.000 tỷ đồng so với nghiên cứu đề xuất của các nhà đầu tư trước đó.
Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Công cho biết, dự án Đồng Đăng-Trà Lĩnh có tổng mức đầu tư cao, lượng xe qua lại không nhiều như cao tốc Bắc Giang-Lạng Sơn nên phải có sự hỗ trợ của ngân sách Trung ương, tạo cơ chế đặc thù để triển khai dự án.
Bên cạnh đó, ông Công cũng đề nghị các ngân hàng tham gia tích cực hơn vào các dự án BOT; phía Bộ Giao thông Vận tải cố gắng nỗ lực giải quyết tất cả những vướng mắc, tạo cơ chế thông thoáng để cho các nhà đầu tư tham gia các dự án BOT giao thông.
Tại buổi làm việc với tỉnh Cao Bằng ngày 24/11 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, tuyến cao tốc này không chỉ đột phá thúc đẩy phát triển kinh tế đối ngoại của tỉnh có 333km đường biên giới với Trung Quốc mà còn góp phần nâng cao kim ngạch xuất khẩu nông sản của Việt Nam.
Ngoài ra, Thủ tướng cũng nhất trí chủ trương đầu tư xây dựng dự án này theo hình thức PPP, coi đây là một bước đột phá giúp Cao Bằng tiến lên, là bước đi chiến lược nên phải quyết tâm làm. Tuy nhiên, Thủ tướng cũng lưu ý cần đẩy mạnh tổ chức, nghiên cứu bàn sâu hơn về dự án này.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ủy ban Nhân dân tỉnh Cao Bằng nghiên cứu kỹ để có cơ cấu nguồn vốn hợp lý cho dự án, trong đó giai đoạn 1 có tổng vốn đầu tư dự án là 10.000 tỷ đồng, Thủ tướng đồng ý chủ trương ngân sách Trung ương sẽ hỗ trợ 2.000 tỷ đồng; ngân sách địa phương góp 2.000 tỷ đồng; phần vốn nhà đầu tư là 6.000 tỷ đồng.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính Phủ Mai Tiến Dũng cũng cho rằng, sớm xử lý vốn để xây dựng và hoàn thành tuyến Chi Lăng-Hữu Nghị-Tân Thanh để có cơ sở đầu tư xây dựng tuyến Đồng Đăng-Trà Lĩnh.
Cụ thể, dự án có chiều dài tuyến 115 km, được thiết kế theo quy mô cao tốc 4 làn xe. Dự án có tổng mức đầu tư 20.939 tỷ đồng, trong đó, vốn nhà đầu tư và vốn vay tín dụng khoảng 64%; vốn ngân sách khoảng 36%.
Theo đề xuất phân kỳ đầu tư, giai đoạn 1 thực hiện dự án từ năm 2019-2020, đầu tư đoạn tuyến từ Tân Thanh (Lạng Sơn) đến thành phố Cao Bằng với chiều dài khoảng 80km. Giai đoạn 2 đầu tư xây dựng đoạn tuyến cao tốc từ Lạng Sơn đến Cao Bằng và đoạn từ thành phố Cao Bằng đến cửa khẩu Trà Lĩnh.
Vào tháng 4/2017, tỉnh Cao Bằng đã có văn bản kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Giao thông Vận tải điều chỉnh thời gian thực hiện đầu tư tuyến cao tốc Đồng Đăng-Trà Lĩnh sang giai đoạn 2017-2020; chỉ đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính tham mưu cho Thủ tướng và đàm phán về nguồn vốn đầu tư trước mắt là khoản vay 300 triệu USD của Trung Quốc.
Khi đó, dự án có tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 47.000 tỷ đồng được tỉnh Cao Bằng kêu gọi bằng hình thức PPP, nhưng suốt nhiều năm qua chỉ có 2 nhà đầu tư Trung Quốc thiện chí nghiên cứu dự án đường cao tốc Trà Lĩnh-Đồng Đăng và chỉ dừng lại ở mức độ quan tâm, đến tìm hiểu rồi lại đi.
Trong bối cảnh đó, Công ty Cổ phần Tập đoàn Đèo Cả-nhà đầu tư đã quan tâm và ngỏ ý muốn tham gia nghiên cứu dự án. Theo nghiên cứu của đơn vị tư vấn, tuyến cao tốc Đồng Đăng-Trà Lĩnh được điều chỉnh hướng tuyến kết nối với cao tốc Hữu Nghị-Chi Lăng để rút ngắn 29k m so với quy hoạch, giảm tổng chiều dài của dự án từ 144 km xuống còn 115 km với 4 làn xe cơ giới và có 6 hầm xuyên qua núi, tổng mức đầu tư dự án khoảng 20.938 tỷ đồng. Theo đó, giảm hơn 26.000 tỷ đồng so với nghiên cứu đề xuất của các nhà đầu tư trước đó.
Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Công cho biết, dự án Đồng Đăng-Trà Lĩnh có tổng mức đầu tư cao, lượng xe qua lại không nhiều như cao tốc Bắc Giang-Lạng Sơn nên phải có sự hỗ trợ của ngân sách Trung ương, tạo cơ chế đặc thù để triển khai dự án.
Bên cạnh đó, ông Công cũng đề nghị các ngân hàng tham gia tích cực hơn vào các dự án BOT; phía Bộ Giao thông Vận tải cố gắng nỗ lực giải quyết tất cả những vướng mắc, tạo cơ chế thông thoáng để cho các nhà đầu tư tham gia các dự án BOT giao thông.
Tại buổi làm việc với tỉnh Cao Bằng ngày 24/11 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, tuyến cao tốc này không chỉ đột phá thúc đẩy phát triển kinh tế đối ngoại của tỉnh có 333km đường biên giới với Trung Quốc mà còn góp phần nâng cao kim ngạch xuất khẩu nông sản của Việt Nam.
Ngoài ra, Thủ tướng cũng nhất trí chủ trương đầu tư xây dựng dự án này theo hình thức PPP, coi đây là một bước đột phá giúp Cao Bằng tiến lên, là bước đi chiến lược nên phải quyết tâm làm. Tuy nhiên, Thủ tướng cũng lưu ý cần đẩy mạnh tổ chức, nghiên cứu bàn sâu hơn về dự án này.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ủy ban Nhân dân tỉnh Cao Bằng nghiên cứu kỹ để có cơ cấu nguồn vốn hợp lý cho dự án, trong đó giai đoạn 1 có tổng vốn đầu tư dự án là 10.000 tỷ đồng, Thủ tướng đồng ý chủ trương ngân sách Trung ương sẽ hỗ trợ 2.000 tỷ đồng; ngân sách địa phương góp 2.000 tỷ đồng; phần vốn nhà đầu tư là 6.000 tỷ đồng.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính Phủ Mai Tiến Dũng cũng cho rằng, sớm xử lý vốn để xây dựng và hoàn thành tuyến Chi Lăng-Hữu Nghị-Tân Thanh để có cơ sở đầu tư xây dựng tuyến Đồng Đăng-Trà Lĩnh.