Các sự kiện và thông tin nhà đầu tư chứng khoán không thể bỏ qua tuần này

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Thị trường chứng khoán đã tăng điểm tích cực trong tuần qua sau kỳ vọng Cục Dự trữ Liên bang (Fed) sẽ làm chậm tốc độ tăng lãi suất. Tuy nhiên, liệu đà hồi phục có kéo dài hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác trong thời gian tới.
Các sự kiện và thông tin nhà đầu tư chứng khoán không thể bỏ qua tuần này

Báo cáo việc làm tháng 7

Báo cáo số việc làm phi nông nghiệp tháng 7 của Mỹ được công bố vào thứ Sáu (5/8) sẽ cho thấy liệu đợt tăng lãi suất gần đây của Fed có tác động đến thị trường lao động hay không.

Các nhà phân tích kỳ vọng nền kinh tế sẽ có thêm 250.000 việc làm trong tháng 7, giảm so với tốc độ 372.000 của tháng 6 trong khi tỷ lệ thất nghiệp dự kiến sẽ giữ ổn định ở mức thấp lịch sử 3,6%.

Dữ liệu việc làm nhỏ hơn dự kiến có thể củng cố quan điểm rằng Fed có thể không quyết liệt như mong đợi trong quá trình tăng lãi suất sau khi Chủ tịch Fed Jerome Powell cho biết vào tuần trước rằng quyết định lãi suất tháng 9 của ngân hàng trung ương sẽ phụ thuộc vào dữ liệu kinh tế.

Sau khi dữ liệu GDP trong tuần qua cho thấy nền kinh tế Mỹ đã suy giảm trong hai quý liên tiếp thị trường chứng khoán đã được thúc đẩy tăng giá bởi kỳ vọng rằng đà tăng lãi suất sẽ chậm hơn.

Phát biểu của các quan chức Fed

Các nhà đầu tư sẽ có cơ hội nghe ý kiến ​​của một số quan chức Fed trong tuần này, bao gồm Chủ tịch Fed Chicago Charles Evans, Chủ tịch Fed St. Louis James Bullard và Chủ tịch Fed Cleveland Loretta Mester. Các bình luận của họ sẽ được theo dõi để biết bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy một đợt tăng lãi suất nhỏ hơn có thể xảy ra vào tháng 9 sau khi dữ liệu gần đây chỉ ra sự suy yếu của nền kinh tế.

Do lo ngại ngày càng gia tăng về triển vọng suy thoái, các nhà theo dõi thị trường cũng sẽ đặc biệt chú ý đến PMI sản xuất của Viện Quản lý Cung ứng vào thứ Hai và PMI dịch vụ ISM vào thứ Tư, cả hai đều được cho là sẽ xác nhận rằng nền kinh tế đang chậm lại.

Chứng khoán tăng điểm

Chứng khoán Mỹ tiếp tục có đợt tăng điểm, với cả ba chỉ số chính đều tăng trong tháng 7 và trong tuần qua.

S&P 500 đã tăng khoảng 9,1% trong tháng 7 và là mức tăng hàng tháng lớn nhất kể từ tháng 11/2020, trong khi chỉ số Nasdaq tăng khoảng 12,3% trong tháng 7 và là mức tăng hàng tháng lớn nhất kể từ tháng 4/2020.

Cổ phiếu tăng giá chủ yếu nhờ các báo cáo lợi nhuận lạc quan, cùng với kỳ vọng của nhà đầu tư rằng Fed có thể không cần phải mạnh tay với việc tăng lãi suất như một số người đã lo ngại.

Mặc dù thị trường đang hồi phục mạnh mẽ, Mark Haefele, Giám đốc đầu tư tại UBS Global Wealth Management cho rằng các nhà đầu tư nên thận trọng về thị trường: “Cổ phiếu đang được định giá trong một cuộc hạ cánh mềm, nhưng nguy cơ hoạt động kinh tế sụt giảm sâu hơn sẽ tăng lên”.

Ngân hàng Trung ương Anh tăng tốc tăng lãi suất

Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) dự kiến ​​sẽ tăng lãi suất thêm 50 điểm cơ bản tại cuộc họp vào thứ Năm (4/8), đây sẽ là mức tăng lớn nhất kể từ năm 1995.

Động thái được hầu hết các nhà phân tích và nhà đầu tư dự đoán sẽ đánh dấu mức tăng lãi suất lớn nhất của Anh trong 27 năm và đẩy nhanh một bước ngoặt lịch sử thoát khỏi kỷ nguyên tiền giá rẻ.

Thống đốc Andrew Bailey đã gợi ý rằng đợt tăng lãi suất này sẽ không phải là lần cuối cùng, nói rằng các nhà hoạch định chính sách đã sẵn sàng hành động “mạnh mẽ” nếu cần thiết để kiềm chế lạm phát.

BoE là ngân hàng trung ương đầu tiên trong số các nền kinh tế lớn tăng lãi suất sau đại dịch, nhưng đang gặp khó khăn để theo kịp Fed với nhiều lần tăng lãi suất 75 điểm cơ bản liên tiếp. Lãi suất chính hiện ở mức 1,25% đối với BoE, 2,5% đối với Fed và 0 tại Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB).

Trong một diễn biến khác, Ngân hàng Dự trữ Úc (RBA) dự kiến ​​sẽ tăng lãi suất thêm 0,5% tại cuộc họp sắp tới vào thứ Ba (2/8) với lạm phát đang ở mức 6,1%, cao hơn gấp đôi so với mục tiêu 2-3% của RBA.

Cuộc họp của OPEC+

Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ và các liên minh của (OPEC+) có khả năng sẽ thông qua một đợt tăng sản lượng khác vào tháng 8, hoàn thành việc đảo ngược quá trình cắt giảm sản lượng lớn được thực hiện ngay từ đầu đại dịch vào năm 2020.

Cuộc họp của OPEC+ sẽ diễn ra vào thứ Tư (3/8) trước áp lực để hạ nhiệt giá dầu đang ở quanh mốc 110 USD/thùng bằng cách lấp đầy khoảng trống cung ứng do các lệnh trừng phạt đối với Nga trong khi nguồn dự trữ năng lực sản xuất dự phòng đang ngày càng cạn kiệt.

“Cuộc họp OPEC+ tuần này sẽ bám sát kịch bản và diễn ra theo kế hoạch. Câu hỏi quan trọng là nhóm sẽ làm gì với công suất dự phòng còn lại do số lượng thùng có sẵn rất hạn chế”, Helima Croft, chiến lược gia hàng hóa chính tại RBC Capital Markets cho biết.

Tuy nhiên, cam kết về các thùng dầu bổ sung có thể chỉ mang tính biểu tượng. Với những hạn chế về đầu tư ngăn cản hầu hết các thành viên OPEC+ tăng sản lượng, và một số nước như Angola và Libya đang chịu thiệt hại nghiêm trọng. Do đó, các nhà phân tích kỳ vọng chỉ một phần nhỏ của mức tăng đã hứa sẽ thành hiện thực.

Hạc Hiên
Theo báo chí nước ngoài

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục