Các sự kiện và thông tin nhà đầu tư chứng khoán không thể bỏ qua tuần này

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Có rất nhiều tin tức đáng chú ý để các thị trường điều hướng trong tuần này, trong đó yếu tố tác động lớn nhất sẽ là cuộc họp vào giữa tuần của Cục Dự trữ Liên bang (Fed).
Các sự kiện và thông tin nhà đầu tư chứng khoán không thể bỏ qua tuần này

Cuộc họp của Fed

Các báo cáo lạm phát vẫn ở mức cao và điều đó khiến thị trường dự báo Fed sẽ tăng lãi suất ít nhất 75 điểm trong cuộc họp diễn ra vào ngày 26/7-27/7.

Tuyên bố của Uỷ ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC) và cuộc họp báo của Chủ tịch Fed Jerome Powell theo một cách nào đó sẽ có nhiều động lực hơn cho thị trường, khi thị trường cố gắng xác định khả năng xảy ra suy thoái và Fed sẽ cam kết như thế nào để kiềm chế lạm phát nếu suy thoái xuất hiện.

“Rõ ràng là mức tăng 75 điểm cơ bản sẽ được đưa ra trong tuần tới. Tôi nghĩ câu hỏi là điều gì sẽ xảy ra vào tháng 9. Nếu Fed tiếp tục thắt chặt chính sách quá lâu, chúng tôi sẽ cần phải tăng xác suất suy thoái, hiện đang ở mức 60% trong vòng 12 tháng tới”, Leo Grohowski, giám đốc đầu tư tại BNY Mellon Wealth Management cho biết.

Việc tăng lãi suất của Fed trong chu kỳ này là hoạt động nhanh chóng nhất trong nhiều thập kỷ và cuộc họp vào tháng 7 diễn ra khi các nhà đầu tư đang cố gắng xác định xem liệu các chính sách thắt chặt hơn của ngân hàng trung ương đã hay sẽ gây ra suy thoái.

Báo cáo lợi nhuận từ các công ty công nghệ lớn

Các công ty lớn nhất trên thế giới sẽ báo cáo lợi nhuận trong tuần này, và nhiều công ty trong số đến từ lĩnh vực công nghệ.

Microsoft, Alphabet, Meta, Amazon, Apple đều sẽ công bố báo cáo trong tuần này. Những báo cáo này sẽ châm ngòi vào cuộc tranh luận về việc liệu nền kinh tế đang hướng tới, hay đã ở trong một cuộc suy thoái.

Theo dữ liệu I/B/E/S từ Refinitiv, các công ty tiếp tục gây bất ngờ về đà tăng trưởng trong tuần qua, với 75,5% các công ty của S&P 500 báo cáo lợi nhuận tốt hơn dự kiến.

Trong khi chứng khoán tăng điểm trong tuần qua, lợi suất trái phiếu tiếp tục sụt giảm do các nhà giao dịch lo lắng về khả năng suy thoái. Lợi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm giảm xuống 2,76% vào thứ Sáu (22/7) sau khi các chỉ số PMI yếu hơn ở châu Âu và Mỹ gửi một cảnh báo khó khăn về nền kinh tế.

“Tôi cho rằng thị trường đang xoay chiều. Mối quan tâm của chúng tôi ít nhất đang nhanh chóng chuyển từ lạm phát dai dẳng sang lo ngại về suy thoái”, ông Leo Grohowski nhận định.

Khả năng thị trường biến động là rất cao với các thị trường tập trung vào Fed, báo cáo lợi nhuận và những lo lắng về suy thoái. Chủ tịch Fed Jerome Powell cũng có thể tạo ra một số làn sóng nếu ông thể hiện giọng điệu diều hâu hơn dự kiến.

“Có rất nhiều dấu hiệu cho thấy tăng trưởng kinh tế chậm lại sẽ làm giảm lạm phát. Khả năng do lỗi chính sách của Fed tiếp tục tăng lên bởi vì chúng ta tiếp tục nhận thấy các dấu hiệu của một nền kinh tế đang hạ nhiệt nhanh chóng”, ông Leo Grohowski nhận định.

Dữ liệu GDP và CPI

Chỉ số CPI và GDP sẽ được công bố vào cuối tuần. Dữ liệu vẫn có thể đưa ra gợi ý về những điều sắp xảy ra đối với nền kinh tế và hành vi của ngân hàng trung ương.

GDP của Mỹ được kỳ vọng là tăng trưởng dương, điều này sẽ ngăn cản định nghĩa kỹ thuật về suy thoái (hai quý liên tiếp tăng trưởng GDP thực âm). Chỉ số Giá PCE lõi của Mỹ dự kiến ​​sẽ tăng 0,5% so với tháng trước, từ mức 0,3% của tháng trước.

CPI của khu vực đồng tiền chung châu Âu dự kiến ​​sẽ đạt mức 8,7% trong tháng 7 trong khi CPI sau khi loại trừ giá năng lượng và thực phẩm dự kiến ​​là 4,7%. Tăng trưởng GDP dự kiến ​​ở mức 0,6% so với quý trước.

Trong bối cảnh lạm phát tăng nóng, ngân hàng trung ương và các nhà đầu tư ở Mỹ, châu Âu và toàn cầu sẽ theo dõi xem liệu các nền kinh tế có thể đối phó với những thách thức của lạm phát mà không làm nền kinh tế bị ảnh hưởng quá mức hay không, một sự cân bằng khó quản lý.

Thoả thuận giữa Nga và Ukraine

Xung đột giữa Nga và Ukraine vẫn tiếp tục bất chấp việc thỏa thuận tuần trước cho phép Ukraine vận chuyển ngũ cốc ra khỏi cảng Odesa. Nga phủ nhận liên quan đến các cuộc tấn công vào thứ Bảy (23/7) và Ukraine tiếp tục chuẩn bị vận chuyển ngũ cốc, được coi là nguồn cứu trợ khổng lồ tiềm năng cho tình trạng thiếu lương thực toàn cầu.

Tác động lên thị trường hàng hóa toàn cầu, dù là ngũ cốc hay dầu mỏ vẫn là trọng tâm lớn đối với các nhà đầu tư liên quan tới xung đột Nga-Ukraine.

Ngoài xung đột Nga-Ukraine, các lệnh trừng phạt của phương Tây đối với Nga cũng đã gây ra lạm phát giá thực phẩm và năng lượng. Theo Chương trình Lương thực Thế giới, Nga và Ukraine là những nhà cung cấp lúa mì lớn trên toàn cầu và một cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu đã đẩy khoảng 47 triệu người vào “nạn đói cấp tính”. Một thoả thuận được kỳ vọng có thể giải quyết áp lực lạm phát lương thực trên toàn cầu.

Hạc Hiên
Theo báo chí nước ngoài

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục

VNIndex 1,284.09 -6.09 -0.47% 232,038 tỷ
HNX 242.58 -1.33 -0.55% 1,769 tỷ
UPCOM 91.57 0.09 0.09% 657 tỷ