Dữ liệu kinh tế Mỹ
Chỉ số giá sản xuất (PPI) tháng 8 của Mỹ được công bố vào thứ Sáu (10/9) sẽ cho thấy áp lực lạm phát đang hình thành như thế nào sau khi PPI tháng 7 cho thấy mức tăng hàng năm lớn nhất trong hơn một thập kỷ do sự phục hồi kinh tế nhanh chóng gây ra sự chênh lệch giữa cung và cầu.
Theo đó, một số lo ngại cho rằng rằng giá cả cao hơn có có thể khiến Fed thu hồi chính sách tiền tệ dễ dàng nhanh hơn dự kiến.
Dữ liệu về số đơn yêu cầu trợ cấp thất nghiệp hàng tuần sẽ được công bố vào thứ Năm (9/9) cũng sẽ được theo dõi chặt chẽ sau khi Bộ Lao động Mỹ báo cáo hôm thứ Sáu (3/9) rằng nền kinh tế Mỹ chỉ bổ sung 235.000 việc làm trong tháng 8, thấp hơn nhiều so với ước tính của các nhà kinh tế là 750.000 việc làm.
Tuy nhiên, tỷ lệ thất nghiệp tháng 8 đã giảm xuống 5,2% từ 5,4% trong tháng 7 và tăng trưởng việc làm cao hơn dự kiến trong tháng 7 đã cho thấy sức mạnh tiềm ẩn trong nền kinh tế.
Thị trường đã kỳ vọng về động thái của Fed trong việc chấm dứt chương trình mua trái phiếu 120 tỷ USD mỗi tháng vì đó được xem là tiền thân của việc tăng lãi suất. Tuy nhiên, ông Powell nhấn mạnh rằng cả hai không có mối liên hệ với nhau.
Art Hogan, Giám đốc chiến lược thị trường của National Securities cho biết, thị trường cũng sẽ theo dõi bất kỳ dữ liệu nào liên quan đến lạm phát, do đó, điều này làm cho chỉ số PPI trở nên quan trọng sau khi chỉ số này đã tăng mạnh vào tháng trước.
Phát biểu của các quan chức Fed
Những người tham gia thị trường sẽ theo dõi bất kỳ manh mối mới nào về việc cắt giảm chương trình mua tài sản từ các quan chức Fed sau báo cáo việc làm đáng thất vọng vừa công bố hôm 3/9.
Thị trường lao động vẫn là nền tảng quan trọng đối với Fed. Chủ tịch Fed Jerome Powell đã chỉ ra rằng việc đạt được toàn dụng lao động là điều kiện tiên quyết để ngân hàng trung ương bắt đầu ngừng mua tài sản.
Chủ tịch Fed các bang sẽ có bài phát biểu trong tuần này. Chủ tịch Fed New York John Williams, sẽ phát biểu về triển vọng kinh tế tại một sự kiện vào thứ Tư (8/9). Chủ tịch Fed Dallas Robert Kaplan cũng sẽ phát biểu vào thứ Tư (8/9).
Thị trường chứng khoán
Thị trường Mỹ sẽ đóng cửa vào thứ Hai (6/9) do rơi vào ngày Lễ Lao động.
Chỉ số Nasdaq tiếp tục đóng cửa ở mức đỉnh mới trong phiên giao dịch ngày 3/9, nhưng chỉ số S&P 500 và Down Jones giảm sau báo cáo việc làm yếu hơn dự kiến, làm dấy lên lo ngại về tốc độ phục hồi kinh tế nhưng làm suy yếu lập luận Fed sẽ giảm dần chương trình mua tài sản trong tháng 9 này.
Sau một báo cáo việc làm yếu hơn kỳ vọng, các chiến lược gia cho rằng sự tập trung của nhà đầu tư có thể tập trung vào tăng trưởng lợi nhuận mạnh mẽ hơn là các yếu tố tiêu cực tiềm ẩn khác.
Randy Frederick, giám đốc điều hành giao dịch và phái sinh Charles Schwab cho biết, sức mạnh của tăng trưởng lợi nhuận đã thúc đẩy giá cổ phiếu và điều này có thể tiếp tục diễn ra. "Thị trường đã được định giá quá cao trong một thời gian cho đến khi tăng trưởng lợi nhuận doanh nghiệp bắt kịp, nhưng tăng trưởng lợi nhuận vẫn rất ngoạn mục và hiện tại mức định giá không còn cao như vài tháng trước, vì vậy chúng tôi cho rằng thị trường sẽ tiếp tục tăng giá", ông cho biết.
Theo Refinitiv, tăng trưởng lợi nhuận của các doanh nghiệp Mỹ dự kiến sẽ tăng 29,8% trong quý III sau mức tăng đáng kinh ngạc 95,6% trong quý II.
“Còn một khoảng thời gian cho đến khi có báo cáo lợi nhuận quý III và do đó thị trường có thể bị ảnh hưởng bởi các sự kiện địa chính trị trong thời gian này”, ông cho biết.
Cuộc họp ECB
ECB sẽ có cuộc họp vào thứ Năm (9/9) dựa trên lời kêu gọi từ một số nhà hoạch định chính sách có quan điểm thận trọng và muốn bắt đầu làm chậm chương trình kích thích mua tài sản trong thời đại đại dịch do lạm phát tăng đột biến gần đây.
Lạm phát ở khu vực EU đã tăng lên mức cao nhất trong 10 năm là 3%. ECB đã chỉ ra rằng bất kỳ sự gia tăng lạm phát nào có thể chỉ là tạm thời, nhưng một số quan chức gần đây đã không đồng ý với quan điểm này.
Các thị trường đang bắt đầu phản ứng với khả năng lạm phát bền vững hơn của khu vực EU và giảm kích thích kinh tế từ ECB.
Dữ liệu kinh tế của Trung Quốc
Vào thứ Hai (6/9), Trung Quốc công bố dữ liệu thương mại tháng 8 và dữ liệu về lạm phát tháng 8 sẽ được công bố vào thứ Tư (8/9).
Các báo cáo được đưa ra sau một loạt dữ liệu kinh tế yếu gần đây cho thấy sự phục hồi của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đang cạn kiệt trong bối cảnh các hạn chế nhằm hạn chế sự lây lan của biến thể Delta.
Tốc độ tăng trưởng chậm lại càng làm dấy lên kỳ vọng Bắc Kinh sẽ tung ra nhiều biện pháp hỗ trợ hơn để phục hồi tăng trưởng.