Các nhà lãnh đạo thế giới đạt được thỏa thuận mang tính bước ngoặt về mức thuế doanh nghiệp toàn cầu

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Hôm thứ Sáu (8/10), Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) đã công bố một bước đột phá lớn về thuế suất doanh nghiệp tối thiểu sau nhiều năm bất đồng.

Nhóm các quốc gia phát triển đã đồng ý mức thuế suất doanh nghiệp tối thiểu toàn cầu là 15%. Điều này đánh dấu một sự thay đổi lớn đối với các nền kinh tế nhỏ hơn như Cộng hòa Ireland vốn là quốc gia thu hút các công ty quốc tế lớn thông qua mức thuế thấp hơn.

“Thỏa thuận mang tính bước ngoặt được 136 quốc gia và khu vực pháp lý đại diện cho hơn 90% GDP toàn cầu đồng ý, cũng sẽ phân bổ lại hơn 125 tỷ USD lợi nhuận từ khoảng 100 công ty đa quốc gia lớn nhất và có lợi nhất cho các quốc gia trên toàn thế giới, đảm bảo rằng các công ty này nộp thuế công bằng dù hoạt động hay tạo ra lợi nhuận ở bất kỳ nơi nào”, OECD cho biết trong một tuyên bố hôm 8/10.

Bước đột phá diễn ra sau khi một số thay đổi được thực hiện so với văn bản gốc và thuế suất 15% sẽ không được tăng sau đó và các doanh nghiệp nhỏ sẽ không bị ảnh hưởng với thuế suất mới. Điều này đã giúp Ireland đạt được kế hoạch thông qua thoả thuận.

Hungary là một quốc gia hoài nghi khác về một thỏa thuận thuế toàn cầu cũng đã thay đổi quyết định sau khi nhận được cam kết rằng thoả thuận sẽ có một thời gian thực hiện lâu dài.

Bên cạnh đó, các quốc gia hiện đang phải tìm ra một số chi tiết nổi bật để thỏa thuận mới sẵn sàng có hiệu lực trong năm 2023.

Thỏa thuận là “một thành tựu duy nhất trong một thế hệ về ngoại giao kinh tế”, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen cho biết trong một tuyên bố.

Bà Yellen hoan nghênh nhiều quốc gia đã “quyết định chấm dứt cuộc chạy đua xuống đáy về thuế suất doanh nghiệp” và bày tỏ hy vọng rằng Quốc hội sẽ sử dụng quá trình hòa giải để nhanh chóng đưa thỏa thuận này vào thực tế ở Mỹ.

“Hoạch định chính sách thuế quốc tế là một vấn đề phức tạp, nhưng ngôn ngữ phức tạp của hiệp định ngày nay cho thấy mức độ đơn giản và sâu rộng của các quy định: Khi thỏa thuận này được ban hành, người Mỹ sẽ thấy nền kinh tế toàn cầu là một nơi dễ dàng hơn nhiều để kiếm việc làm, kiếm sống, hoặc mở rộng quy mô kinh doanh”, tuyên bố của bà Yellen cho biết.

Thỏa thuận này đánh dấu một sự thay đổi trong chính sách thuế vì nó không chỉ áp đặt mức thuế doanh nghiệp tối thiểu mà còn buộc các công ty phải nộp thuế tại nơi họ hoạt động mà không chỉ nơi đặt trụ sở chính.

Trong khi đó, công thức chính xác để tìm ra số tiền các công ty sẽ nợ trên các khu vực pháp lý khác nhau là một chi tiết vẫn cần được hoàn thiện.

Thoả thuận này từ các nhà lãnh đạo quốc tế cũng được đưa ra một phần vì đại dịch Covid-19 đã làm dấy lên nhu cầu đánh thuế công bằng hơn trong bối cảnh các chính phủ đang tìm kiếm các nguồn tài trợ mới.

Hạc Hiên
Theo báo chí nước ngoài

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục