Theo một cuộc khảo sát mới từ E-Trade Financial, câu trả lời là tiếp tục đầu tư vào cổ phiếu, chú trọng hơn vào các cổ phiếu được định giá thấp trên thị trường.
Chỉ có 9% triệu phú được khảo sát bởi E-Trade cho rằng thị trường không có bong bóng. Phần còn lại của nhà đầu tư giàu có cho rằng: 16% cho rằng chúng ta đang "hoàn toàn ở trong thời kỳ bong bóng"; 46% cho rằng "khá giống bong bóng"; 29% cho rằng thị trường đang tiếp cận bong bóng.
Tuy nhiên, những nhà đầu tư giàu có này không rút khỏi thị trường hoặc nắm giữ tiền mặt. Trên thực tế, trong bối cảnh lo ngại bong bóng gia tăng, chính những nhà đầu tư này cho biết mức độ chấp nhận rủi ro của họ đã tăng lên đáng kể trong quý I/2021 và đa số kỳ vọng cổ phiếu sẽ kết thúc quý I với mức cao hơn.
Thị trường vẫn có thể tăng cao hơn khi có bong bóng
Việc tung ra vắc xin Covid-19 mặc dù khởi đầu còn chậm và triển vọng về một gói kích thích khác thậm chí còn lớn hơn từ Tổng thống đắc cử Biden đã khiến các nhà đầu tư làm điều mà lịch sử thị trường nói rằng họ nên làm đó là hướng về phía trước.
Mike Loewengart, giám đốc đầu tư tại đơn vị quản lý vốn của E-Trade Financial cho biết: “Có một sự công nhận rộng rãi hơn về một nền kinh tế đang được cải thiện và các dấu hiệu cho thấy các yếu tố được đưa ra để thị trường tăng cao hơn”.
Cuộc khảo sát E-Trade của Morgan Stanley được thực hiện từ ngày 1/1 đến ngày 7/1 tại Mỹ gồm 904 nhà đầu tư có ít nhất 10.000 USD trong tài khoản chứng khoán. Bộ dữ liệu triệu phú được lọc ra cho thấy có bao gồm 188 nhà đầu tư với tài sản có thể đầu tư từ 1 triệu USD trở lên.
Dưới đây là một số phát hiện từ cuộc khảo sát E-trade nói lên suy nghĩ của nhà đầu tư ngay bây giờ trong bối cảnh đánh giá lợi nhuận và rủi ro:
Các triệu phú lạc quan hơn nhà đầu tư thông thường
Hiện có rất nhiều lời bàn tán về một thị trường tăng giá quá mức và một môi trường giống như bong bóng dotcom. Nhưng trong số các nhà đầu tư giàu có này, ngay cả khi nỗi sợ bong bóng của chính họ đang tăng lên, họ ngày càng lạc quan so với đa số các nhà đầu tư.
64% triệu phú có dự đoán thị trường tiếp tục tăng giá và con số đó tăng 9% so với quý IV/2020 và con số này so với 57% các nhà đầu tư thông thường cho rằng vẫn duy trì xu hướng tăng giá.
Các nhà đầu tư này cho biết mức độ chấp nhận rủi ro của họ đã tăng lên trong quý I, tăng 8% (từ 16% lên 24%). Đa số (63%) cho biết vẫn ở mức như quý trước. Chỉ 13% triệu phú cho biết khả năng chấp nhận rủi ro của họ đã giảm.
Nhiều thay đổi danh mục đầu tư đang được thực hiện
Ngay cả khi nhiều nhà đầu tư vẫn tiếp tục chấp nhận rủi ro, họ vẫn đang điều chỉnh danh mục đầu tư. Việc xoay vòng sang các cổ phiếu giá trị, cổ phiếu vốn hóa nhỏ và các lĩnh vực suy thoái như năng lượng và tài chính là một hiện tượng được gọi là “vòng quay lớn” và những nhà đầu tư này cũng không ngoại lệ.
64% triệu phú có dự đoán thị trường tiếp tục tăng giá và con số đó tăng 9% so với quý IV/2020 và con số này so với 57% các nhà đầu tư thông thường cho rằng vẫn duy trì xu hướng tăng giá.
Tỷ lệ triệu phú nói rằng họ đang thay đổi phân bổ trong danh mục đầu tư của mình tăng 6% trong quý thứ hai liên tiếp, lên gần 32%. Tỷ lệ triệu phú chuyển sang tiền mặt vẫn rất thấp (7%) nhưng đã tăng từ 5% trong quý trước.
Các nhà đầu tư cho biết đang tận dụng cơ hội để chuyển sang các ngành có định hướng chu kỳ hơn của thị trường.
“Mọi thứ bên ngoài cổ phiếu công nghệ lớn đều trở thành những cơ hội tiềm năng tốt hơn”, Loewengart nói.
Cơ hội thị trường quốc tế hấp dẫn hơn
Dữ liệu rõ ràng hơn về sự gia tăng lãi suất ở nước ngoài làm thay đổi một cách đáng kể trong thị trường Mỹ. Điều đó một phần là do những triệu phú này theo quy luật có sở thích từ lâu đối với cổ phiếu Mỹ.
Những thành kiến của các triệu phú Mỹ đã bị lung lay và quan tâm nhiều hơn đến các khoản đầu tư bên ngoài Mỹ với mức lãi tăng 9% trong quý I. Tỷ lệ các nhà đầu tư triệu phú cho biết thị trường quốc tế hấp dẫn họ hơn trong quý 1 năm 2021 đã tăng từ 27% lên 36%.
“Đó chắc chắn là một động thái lớn của các triệu phú, một động thái quan trọng”, Loewengart nói.
Trong ba năm qua, chỉ số S&P 500 đã vượt trội hơn so với các chỉ số thị trường mới nổi và quốc tế. Lần cuối cùng các thị trường quốc tế đó vượt trội hơn chỉ số vốn hóa lớn của Mỹ là năm 2017.
Trong khi đồng USD đã tăng trở lại gần đây, sự suy yếu rộng hơn trong những tháng gần đây là một yếu tố quan trọng đối với hoạt động chứng khoán quốc tế.
Không thể biết được mức độ quan tâm mới ở nước ngoài trên diện rộng so với Trung Quốc là bao nhiêu từ cuộc khảo sát. “Trung Quốc có thể là thành viên duy nhất của G8 có mức tăng trưởng GDP vào năm 2020. Đó là một chỉ báo rõ ràng rằng thế giới bên ngoài Mỹ, thế giới đang phát triển và đang vượt qua virus”, Loewengart nói.
Yếu tố rủi ro chính trị của Mỹ giảm mạnh
Nếu rủi ro chính trị và bầu cử là một yếu tố chính trong Q4, thì điều này đã có sự sụt giảm lớn từ các nhà đầu tư trong quý này.
Tỷ lệ các nhà đầu tư giàu có xem chính quyền tổng thống mới là rủi ro lớn nhất đối với danh mục đầu tư của họ đã giảm từ 50% xuống 30% trong quý I. 26% trong số các nhà đầu tư này tỏ ra bi quan về triển vọng của nền kinh tế Mỹ dưới thời Tổng thống đắc cử Biden, trong khi 60% bày tỏ sự lạc quan ở một mức độ nào đó.
Các triệu phú ít có khả năng mạo hiểm hơn khi nói đến những tài sản rủi ro nhất
Giai đoạn mới nhất của thị trường tăng giá này đã được đánh dấu bằng sự thèm khát mạo hiểm đối với các loại hình đầu tư như vào IPO và SPAC (Công ty mua lại có mục đích đặc biệt) cũng như sự gia tăng các loại tài sản mới như tiền điện tử, bao gồm cả bitcoin. Các triệu phú ngay cả khi họ tiếp tục chấp nhận rủi ro, cũng có ít có khả năng quan tâm đến những loại hình đầu tư này.