Các nhà đầu tư toàn cầu đang để mắt đến các quốc gia châu Á khác khi nền kinh tế Trung Quốc phục hồi chậm

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Sự phục hồi kinh tế mờ nhạt của Trung Quốc kể từ khi thoát khỏi tình trạng phong tỏa nghiêm ngặt đã khiến kỳ vọng vào thị trường này yếu đi và các nhà đầu tư đang tìm kiếm các lựa chọn thay thế khác.
Các nhà đầu tư toàn cầu đang để mắt đến các quốc gia châu Á khác khi nền kinh tế Trung Quốc phục hồi chậm

Đặc biệt, thị trường chứng khoán ở Nhật Bản, Hàn Quốc và Ấn Độ đều là những thị trường được hưởng lợi lớn từ sự thất vọng của việc mở cửa trở lại Trung Quốc, nổi bật là dữ liệu yếu hơn mong đợi từ nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

“Trong bối cảnh Trung Quốc suy yếu, các nhà đầu tư đã tìm kiếm cơ hội ở những nơi khác trong khu vực”, Andrew Tilton, nhà kinh tế trưởng châu Á-Thái Bình Dương của Goldman Sachs cho biết trong một báo cáo hôm thứ Sáu (9/6).

Chỉ số Nikkei 225 (Nhật Bản - .N225) và Kospi (Hàn Quốc - .KS11) bật tăng và ngược lại, chỉ số CSI 300 (Trung Quốc) giảm trở lại

Chỉ số Nikkei 225 (Nhật Bản - .N225) và Kospi (Hàn Quốc - .KS11) bật tăng và ngược lại, chỉ số CSI 300 (Trung Quốc) giảm trở lại

Chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản đã bước vào của thị trường giá, tăng hơn 23% từ đầu năm đến nay nhờ thu hút được sự quan tâm từ các nhà đầu tư nước ngoài, bao gồm cả Warren Buffett.

Chỉ số Nifty 50 của Ấn Độ đã tăng gần 7% trong quý II trong khi chỉ số Kospi của Hàn Quốc đã tăng 18% từ đầu năm đến nay.

Chỉ số Nifty 50 của Ấn Độ đã tăng gần 7% trong quý II
Chỉ số Nifty 50 của Ấn Độ đã tăng gần 7% trong quý II

Điều đó cho thấy sự tương phản rõ rệt với tình trạng bán tháo từng thấy trên thị trường chứng khoán Trung Quốc. Chỉ số CSI 300 đã giảm 5,29% từ đầu quý II đến nay và đã xóa sạch tất cả mức tăng của chỉ số hồi đầu năm, khi chứng khoán phục hồi trên đà mở cửa trở lại.

Chỉ số Hang Seng cũng bước vào thị trường giá xuống vào tháng trước và giảm gần 2% từ đầu năm đến nay.

“Tâm lý của nhà đầu tư đối với Trung Quốc đã suy yếu hơn nữa và theo quan điểm của chúng tôi là ở mức thấp nhất mà chúng ta chỉ thấy một vài lần trong thập kỷ qua”, ông Andrew Tilton cho biết.

Mục tiêu cao hơn cho thị trường Nhật Bản

Các nhà đầu tư nước ngoài chắc chắn là chìa khóa trong việc thúc đẩy thị trường Nhật Bản khi chỉ số Nikkei duy trì mức cao nhất Nikkei kể từ năm 1990.

Theo tính toán của Reuters, các nhà đầu tư nước ngoài đã mua ròng 342,18 tỷ yên (2,45 tỷ USD) cổ phiếu Nhật Bản trong tuần từ ngày 26/5 tới ngày 2/6, tổng cộng khoảng 6,65 nghìn tỷ Yên mua ròng cổ phiếu Nhật Bản trong năm nay. Trong cùng kỳ năm ngoái, các nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng khoảng 1,73 nghìn tỷ yên.

Các ngân hàng ở Phố Wall bao gồm Morgan Stanley và Societe Generale nằm trong số những ngân hàng lạc quan về chứng khoán Nhật Bản.

Trong triển vọng toàn cầu giữa năm, Morgan Stanley dự đoán chứng khoán Nhật Bản sẽ vượt trội so với các thị trường khác trên toàn cầu: “Nhật Bản là khu vực ưa thích nhất của chúng tôi, với ROE được cải thiện và triển vọng EPS vượt trội”, Mike Wilson, Giám đốc đầu tư Morgan Stanley cho biết.

“Nhật Bản thậm chí còn hấp dẫn hơn, trong khi chúng tôi ưu tiên thị trường mới nổi hơn là Mỹ và EU”, các chiến lược gia của Morgan Stanley cho biết.

Cổ phiếu công nghệ Hàn Quốc hưởng lợi

Hàn Quốc là một thị trường khác được theo dõi chặt chẽ khi những lo ngại về sự phục hồi của Trung Quốc kéo dài.

UBS cho biết: “Chúng tôi vẫn ưu tiên nhất đối với chất bán dẫn châu Á trong 3-6 tháng tới và Hàn Quốc trở thành nơi đầu tư hấp dẫn trong một môi trường như vậy”.

UBS cho biết, tỷ lệ P/BV (giá thị trường/giá sổ sách) thấp của cổ phiếu công nghệ Hàn Quốc khiến thị trường trở thành “sự thay thế hấp dẫn cho các phân khúc công nghệ đắt tiền hơn”, đồng thời lưu ý rằng cổ phiếu thương mại điện tử của Trung Quốc vẫn có “giá trị đáng kể” mặc dù đã giảm 20% trong năm.

Goldman Sachs cũng tin tưởng vào thị trường Hàn Quốc, kỳ vọng sẽ thu hút nhiều khoản đầu tư nước ngoài hơn trong thời gian tới.

“Chúng tôi tương đối lạc quan về Hàn Quốc vì chúng tôi ít lo ngại về tác động lan tỏa trong nước rộng lớn hơn từ sự yếu kém của lĩnh vực nhà ở và lạc quan hơn về dòng vốn đầu tư nước ngoài”, ông Andrew Tilton nhận định.

Trong khi đó, Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc (BOK) dự kiến sẽ là một trong những ngân hàng trung ương đầu tiên thực hiện chính sách tiền tệ xoay trục, mặc dù thống đốc Rhee Chang-yong cho biết vẫn còn “quá sớm” để thảo luận về việc cắt giảm lãi suất.

Citigroup và Nomura dự kiến BOK ​​sẽ cắt giảm lãi suất 25 điểm cơ bản sớm nhất là vào quý III năm nay.

Dữ liệu từ Hiệp hội Đầu tư Tài chính Hàn Quốc cho thấy tài sản của quỹ thị trường tiền tệ (MMF) của Hàn Quốc đã ghi nhận mức cao kỷ lục vào cuối tháng 5. Tổng tài sản MMF đang quản lý ở mức 172,7 nghìn tỷ won (134 tỷ USD), tương đương mức tăng 22% kể từ cuối tháng 9/2022.

Quỹ thị trường tiền tệ là loại hình quỹ đầu tư vào các công cụ ngắn hạn có tính thanh khoản cao, bao gồm cả tiền mặt và được xem là nơi an toàn trong bối cảnh thị trường đầy biến động.

Chloe Andrieu, nhà phân tích cấp cao của Fitch Ratings cho biết: “Sự gia tăng được thúc đẩy bởi các nhà đầu tư tổ chức chuyển tài sản sang các khoản đầu tư chất lượng cao, chẳng hạn như MMF”.

Ngược lại, các quỹ mới ra mắt ở Trung Quốc đã đánh dấu mức huy động nhỏ nhất kể từ năm 2019 trong 5 tháng đầu năm nay khi huy động được tổng cộng 432,1 tỷ nhân dân tệ Trung Quốc (61 tỷ USD).

Sự kết hợp vĩ mô hoàn hảo của Ấn Độ

Theo Goldman Sachs, ngày càng có nhiều người quan tâm đến việc đầu tư vào Ấn Độ.

Pranjul Bhandari, nhà kinh tế trưởng của HSBC cho biết, việc giữ nguyên lãi suất sẽ “cho phép sự kết hợp vĩ mô hoàn hảo tiếp tục”, chỉ ra tăng trưởng tăng và dự báo lạm phát thấp hơn.

HSBC cũng đã nâng dự báo tổng sản phẩm quốc nội cả năm của Ấn Độ cho năm 2024 từ 5,5% lên 5,8% và kỳ vọng Ấn Độ sẽ thực hiện hai lần cắt giảm lãi suất trong quý đầu tiên của năm 2024.

“Nền kinh tế của Ấn Độ đã được cải thiện nhiều so với một năm trước. Động lực tăng trưởng GDP đã ổn định theo dữ liệu tần số cao mới nhất, với khu vực phi chính thức bắt đầu chậm lại khi tăng trưởng của khu vực chính thức chậm lại”, nhà kinh tế Pranjul Bhandari cho biết.

Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) cũng kỳ vọng tăng trưởng kinh tế của Ấn Độ sẽ vượt xa Trung Quốc trong năm nay và năm tới.

“Gần đây, tăng trưởng đã gây bất ngờ khi đi lên và chúng tôi tin rằng khu vực phi chính thức đang được cải thiện chính là trọng tâm của nó. Việc tăng chi tiêu của chính phủ tiểu bang và một số khoản hỗ trợ trong ngân sách chính phủ trung ương để hỗ trợ các chương trình phúc lợi xã hội, có thể sẽ tiếp tục hỗ trợ nhu cầu của khu vực phi chính thức”, nhà kinh tế Pranjul Bhandari cho biết.

Hạc Hiên
Theo báo chí nước ngoài

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục