Sự tăng trưởng ổn định và lạm phát thấp mà chúng ta chứng kiến trong 40 năm qua hay còn được gọi là thời kỳ Điều độ Vĩ Đại (Great Moderation) đã qua đi. Thay vào đó, chúng ta đang ở trong một thế giới được định hình bởi những hạn chế về sản xuất, khiến các nền kinh tế khó có thể hoạt động ở mức hiện tại mà không gây ra lạm phát.
Điều đó khiến các ngân hàng trung ương phải đánh đổi nhiều hơn. Các ngân hàng trung ương có thể phải tăng lãi suất đủ mạnh để sớm ổn định lạm phát ở mức mục tiêu 2%, mặc dù điều đó sẽ gây tổn hại cho tăng trưởng kinh tế, cho cổ phiếu và với nợ công ở mức cao kỷ lục cũng gây tổn hại cho tài chính của chính phủ. Ngoài ra, thị trường vẫn cần phải thích nghi với môi trường lạm phát cao hơn liên tục và điều đó cũng không tốt cho trái phiếu. Tóm lại là không có một kết quả hoàn hảo nào.
Điều đó sẽ không thay đổi. Có ba xu hướng dài hạn được thiết lập để duy trì các hạn chế sản xuất và duy trì áp lực lạm phát. Đầu tiên, dân số già hóa đang làm giảm nguồn cung lao động và hậu quả là sản xuất bị ảnh hưởng và điều đó chỉ mới bắt đầu thành hiện thực ở nhiều nền kinh tế lớn. Thứ hai, quá trình toàn cầu hóa đang đảo ngược và nhu cầu xây dựng chuỗi cung ứng linh hoạt hơn đồng nghĩa với chi phí sản xuất cao hơn. Thứ ba, quá trình chuyển đổi sang một thế giới carbon thấp hơn đang gây ra sự mất cân đối giữa cung và cầu năng lượng, đồng thời làm tăng chi phí sản xuất.
Tuy nhiên, các ngân hàng trung ương có thể hành động để chế ngự những áp lực lạm phát này. Nhưng, điều quan trọng là điều đó có nghĩa là họ sẽ không lao vào giải cứu khi suy thoái kinh tế xảy ra, vì hầu hết các nhà đầu tư đã quen với điều này trong hơn 40 năm qua. Trên thực tế, điều ngược lại đang xảy ra.
Theo Jean Boivin, người đứng đầu Viện đầu tư BlackRock và là cựu Phó thống đốc Ngân hàng Trung ương Canada, các ngân hàng trung ương đang cố tình gây ra suy thoái kinh tế bằng cách thắt chặt chính sách để kiềm chế lạm phát. Điều đó cũng dẫn đến một cuộc suy thoái được báo trước vào năm 2023. Khi đó, các ngân hàng trung ương có thể sẽ ngừng tăng lãi suất khi thiệt hại kinh tế trở thành hiện thực. Điều này cũng khiến lạm phát hạ nhiệt nhưng vẫn duy trì bền vững trên mục tiêu 2%.
Chúng ta cần một chiến thuật đầu tư mới trong thời kỳ mới này. Trong thời kỳ Điều độ Vĩ Đại, suy thoái ngụ ý lạm phát thấp hơn, nhưng môi trường hiện nay là suy thoái kinh tế và lạm phát tăng bất ngờ. Điều đó làm cho trái phiếu điều chỉnh theo lạm phát rơi vào vùng quá mua, ngay cả trong ngắn hạn.
Tâm lý thị trường có thể sẽ chuyển biến tích cực hơn vào năm 2023. Nhưng khi điều đó xảy ra, đừng kỳ vọng nó sẽ là khúc dạo đầu cho một thị trường giá lên kéo dài một thập kỷ. Điều quan trọng nhất đối với các nhà đầu tư là liên tục đánh giá mức độ thiệt hại kinh tế được phản ánh trong giá thị trường. Ví dụ, định giá cổ phiếu chưa phản ánh thiệt hại có thể xảy ra trước mắt. Yếu tố kích hoạt chuyển biến tích cực đối với cổ phiếu là khi thiệt hại được định giá và khả năng hiển thị thiệt hại sẽ cải thiện môi trường rủi ro.
Chiến thuật mới cũng kêu gọi nhà đầu tư xem xét lại về trái phiếu. Lợi suất cao hơn là một món quà cho các nhà đầu tư từ lâu đã khao khát nguồn tiền ổn định. Và các nhà đầu tư không cần phải vượt quá xa phạm vi rủi ro để nhận được nó. Trái phiếu chính phủ ngắn hạn và chứng khoán thế chấp đang hấp dẫn vì lý do đó. Lợi suất tín dụng cao hiện cũng bù đắp cho rủi ro suy thoái. Nhưng sự hấp dẫn này sẽ cần phải được cân nhắc cẩn thận bởi sự mất vốn liên quan đến việc tăng lãi suất nhanh hơn. Ở các năm trước, trái phiếu chính phủ dài hạn sẽ là một phần của danh mục đầu tư vì chúng có lịch sử bảo vệ danh mục đầu tư khỏi suy thoái, nhưng chúng không hiệu quả vào lúc này.
Trong khi đó, lợi tức cổ phiếu và trái phiếu sẽ giảm xuống cùng một lúc vì các ngân hàng trung ương khó có thể cắt giảm lãi suất nhanh chóng trong thời kỳ suy thoái mà chính họ đã tạo ra để đè bẹp lạm phát. Do đó lãi suất chính sách có thể ở mức cao hơn trong thời gian dài hơn mà thị trường mong đợi. Thêm vào đó, các nhà đầu tư sẽ ngày càng yêu cầu phần bù rủi ro nhiều hơn để nắm giữ trái phiếu chính phủ dài hạn do lạm phát, đồng thời các ngân hàng trung ương giảm nắm giữ trái phiếu với mức nợ kỷ lục.
Tóm lại, điểm mấu chốt là chiến thuật đầu tư mới liên quan đến việc thay đổi danh mục đầu tư thường xuyên hơn, được hiệu chỉnh bằng cách cân bằng giữa đánh giá về khẩu vị rủi ro tổng thể với ước tính về giá cả. Chiến thuật này cũng kêu gọi nhà đầu tư nên xem xét chi tiết hơn bằng cách tập trung vào các ngành và các nhóm tài sản, thay vì tập trung vào các mức độ tiếp xúc dàn trải. Ngay cả việc phân bổ tài sản dài hạn cũng cần năng động hơn vì thời kỳ không ổn định sẽ còn tiếp tục kéo dài.