Cụ thể, 6 trong số các ngân hàng trung ương giám sát một trong 10 loại tiền tệ được giao dịch nhiều nhất (G10) đã tăng lãi suất vào tháng 5. Các ngân hàng trung ương ở Úc, New Zealand, Na Uy, Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB), Ngân hàng trung ương Anh (BOE) và Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã nâng lãi suất thêm 25 điểm cơ bản vào tháng 5 với tổng cộng 150 điểm cơ bản. So với chỉ hai lần tăng lãi suất trong năm cuộc họp tại các ngân hàng trung ương G10 vào tháng 4.
|
Các nền kinh tế phát triển đã tăng lãi suất trong tháng 5 |
Ở đỉnh điểm của chu kỳ thắt chặt vào tháng 9/2022, tám ngân hàng trung ương đã tăng lãi suất với tổng cộng 550 điểm cơ bản.
Jean Boivin, người đứng đầu Viện Đầu tư BlackRock cho biết: “Lạm phát đã chứng minh tính ổn định, ngay cả khi tăng trưởng suy yếu. Các thị trường đang đánh giá lại các kỳ vọng về lãi suất chính sách vì lạm phát cao cho thấy rõ ràng các ngân hàng trung ương sẽ không cắt giảm lãi suất trong năm nay hoặc sẽ tiếp tục tăng".
Từ đầu năm đến nay, các ngân hàng trung ương G10 đã thực hiện 21 lần tăng lãi suất và thắt chặt tổng cộng 725 điểm cơ bản. Con số đó so với 54 lần tăng lãi suất trong cả năm 2022 và 2.700 điểm cơ bản trong các lần tăng lãi suất.
Trong khi đó, các thị trường mới nổi đã tiến xa hơn một chút trong chu kỳ thắt chặt khi một số ngân hàng trung ương đã chuyển sang chế độ nới lỏng.
Bên cạnh đó, 15 trong số 18 ngân hàng trung ương trong mẫu quan sát của Reuters về các nền kinh tế đang phát triển đã họp để quyết định về việc thay đổi lãi suất, nhưng chỉ các nhà hoạch định chính sách ở Israel, Nam Phi, Thái Lan và Malaysia tăng lãi suất trong tháng 5, với mức tăng tổng cộng 125 điểm cơ bản. Trong khi đó, có đến 11 cuộc họp vào tháng 4, và hai ngân hàng trung ương đưa ra tổng cộng mức tăng 50 điểm cơ bản.
Hungary đã trở thành quốc gia châu Âu đầu tiên thực hiện nới lỏng chính sách tiền tệ, khi giảm lãi suất thêm 100 điểm cơ bản xuống 17% vào tháng 5.
Tuy nhiên, quỹ đạo phía trước có thể không suôn sẻ.
“Dữ liệu tháng 3 và tháng 4 xác nhận rằng các thị trường mới nổi nhìn chung đã vượt qua đỉnh lạm phát do giá năng lượng giảm và hiệu ứng cơ bản mạnh mẽ”, S&P Global Ratings cho biết trong một báo cáo gần đây.
Tuy nhiên, S&P Global Ratings cho biết, lạm phát lương thực vẫn cao hơn dự kiến. Dữ liệu được công bố vào tháng 5 cho thấy, chỉ số giá lương thực thế giới của Liên Hợp Quốc đã tăng lần đầu tiên trong một năm vào tháng 4.
“Chúng tôi hiện kỳ vọng các nền kinh tế đang phát triển sẽ đạt được các mục tiêu của ngân hàng trung ương tương ứng (đối với lạm phát) vào cuối năm 2024”, S&P Global Ratings cho biết.