Các doanh nghiệp bảo hiểm mất 850 tỷ đồng vì trục lợi bảo hiểm

(ĐTCK) Đó là con số được đưa ra tại Hội thảo lấy ý kiến về Dự thảo Bộ Luật hình sự (sửa đổi) do Cục Quản lý và Giám sát bảo hiểm và Vụ Pháp chế- Bộ Tài chính phối hợp tổ chức.
Ông Doãn Thanh Tuấn, Phó Cục trưởng Cục Quản lý và Giám sát bảo hiểm chủ trì Hội thảo Ông Doãn Thanh Tuấn, Phó Cục trưởng Cục Quản lý và Giám sát bảo hiểm chủ trì Hội thảo

Cụ thể, theo thống kê sơ bộ từ các doanh nghiệp bảo hiểm (DNBH), giai đoạn 2007-2014, tổng số vụ trục lợi bảo hiểm đã phát hiện và có bằng chứng cụ thể để từ chối chi trả bảo hiểm là gần 64.000 vụ, tăng trung bình 31,3%/năm. Tổng số tiền trục lợi khoảng 850 tỷ đồng, trung bình gần 110 tỷ đồng/năm.

Trục lợi bảo hiểm gây hậu quả rất lớn đối với DNBH, người tham gia bảo hiểm chân chính. Ngoài ra, còn làm mất niềm tin của người dân, của nhà đầu tư vào hoạt động của DNBH, ảnh hưởng đến chính

Xảy ra ở hầu hết các nghiệp vụ bảo hiểm, số vụ trục lợi bảo hiểm phát hiện ngày càng nhiều, gia tăng qua các năm và ngày càng tinh vi, phức tạp, nhiều trường hợp có sự cấu kết, thông đồng giữa khách hàng, nhân viên của DNBH, đại lý bảo hiểm, bên thứ ba có liên quan như nhân viên giám định, bác sỹ, cơ sở khám chữa bệnh, các cơ sở sửa chữa xe...

Mặc dù vậy, thống kê từ Cục quản lý và Giám sát bảo hiểm cũng cho thấy, tính đến thời điểm này, chưa xử phạt một trường hợp nào liên quan đến hành vi trục lợi bảo hiểm. 

Bên cạnh đó, những vụ việc tranh chấp trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm do Tòa án thụ lý, giải quyết cũng chưa xử lý được bất kỳ tổ chức, cá nhân nào liên quan đến hành vi trục lợi bảo hiểm.

Trong khi đó, việc áp dụng các loại chế tài pháp lý mới chỉ đáp ứng được một phần yêu cầu quản lý thực tế, chưa đủ sức răn đe đối với các vi phạm pháp luật có liên quan đến hành vi trục lợi bảo hiểm. Chẳng hạn như Nghị định 98/2013/NĐ-CP chưa bao quát được hết các hành vi trục lợi bảo hiểm và đối tượng trục lợi bảo, mức xử phạt còn thấp. Còn đối với chế tài dân sự thì cũng trường hợp có tranh chấp về hợp đồng bảo hiểm, phán quyết của Tòa án dân sự chỉ dừng lại ở việc tuyên DNBH có phải bồi thường hay không (hậu quả về vật chất).

Hay đối với chế tài hình sự, hiện chưa có 1  quy định riêng về xử lý hình sự đối với hành vi trục lợi bảo hiểm nên vẫn đang vận dụng các quy định về các tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản; tội làm giả con dấu, tài liệu cơ quan tổ chức; tội tham ô tài sản… tại Bộ Luật hình sự để xử lý hành vi trục lợi bảo hiểm. Tuy nhiên, các tội danh này chưa phản ánh đúng bản chất và đặc trưng của hành vi trục lợi bảo hiểm, do đó rất khó áp dụng trong thực tế.

Ông Doãn Thanh Tuấn, Phó cục trưởng Cục Quản lý và Giám sát bảo hiểm khẳng định, sự cần thiết phải bổ sung tội danh trục lợi bảo hiểm như tại Dự thảo Bộ Luật hình sự (sửa đổi) nhằm thống nhất tội danh cho đúng bản chất của hành vi trục lợi bảo hiểm, tạo hành lang pháp lý để các chủ thể tham gia hoạt động kinh doanh bảo hiểm được đối xử bình đẳng như các chủ thể khác trong nền kinh tế xã hội

Ngoài việc bổ sung tội danh trục lợi bảo hiểm vào Dự thảo Bộ Luật hình sự (sửa đổi, cũng có quan điểm cho rằng cần xem xét quy định về miễn trách nhiệm hình sự để tránh trùng lắp, chồng chéo với các quy định khác tại Bộ luật hình sự; quy định rõ thời điểm để xác định tội danh; bổ sung chế tài về trách nhiệm liên đới của DNBH khi nhân viên DNBH cấu kết với khách hàng thực hiện hành vi trục lợi; với các đối tượng trục lợi bảo hiểm với số tiền không lớn nhưng phạm tội nhiều lần trong một thời gian nhất định.

Kim Lan

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục