Các cơ quan quản lý tài chính toàn cầu ưu tiên giải quyết vấn đề đòn bẩy phi ngân hàng vào năm 2024

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Hôm thứ Tư (20/12), các cơ quan quản lý tài chính toàn cầu cho biết việc xử lý đòn bẩy ẩn trong lĩnh vực ngân hàng ngầm với quy mô hàng nghìn tỷ đô la là ưu tiên hàng đầu của năm tới, nhưng thách thức truy cập dữ liệu có thể cản trở quá trình này.
Các cơ quan quản lý tài chính toàn cầu ưu tiên giải quyết vấn đề đòn bẩy phi ngân hàng vào năm 2024

Ủy ban ổn định tài chính (FSB) và Tổ chức Quốc tế các Ủy ban Chứng khoán (IOSCO) đã ban hành hướng dẫn quản lý thanh khoản chặt chẽ hơn cho các nhà quản lý tài sản của các quỹ mở, bổ sung vào hướng dẫn hiện có cho các quỹ thị trường tiền tệ mà các thành viên FSB và IOSCO cam kết áp dụng.

Cả hai loại hình quỹ này đều là một phần của lĩnh vực trung gian tài chính phi ngân hàng (NBFI) quy mô 218.000 tỷ USD, bao gồm các quỹ phòng hộ, quỹ bất động sản và các công ty bảo hiểm. Chúng hiện chiếm gần một nửa tổng số tài sản tài chính toàn cầu và còn được mệnh danh là "ngân hàng ngầm" do vai trò của chúng trong nền kinh tế.

Tổng thư ký FSB, John Schindler cho biết, việc giám sát chặt chẽ hơn nữa các quy định đối với các tổ chức phi ngân hàng sẽ là ưu tiên hàng đầu vào năm 2024, tập trung vào đòn bẩy.

“Đó có thể sẽ là yếu tố thu hút sự chú ý lớn vì đòn bẩy trong NBFI khó theo dõi hơn, chúng tôi trong cộng đồng ngân hàng trung ương cũng khó giám sát hơn”, ông cho biết.

“Đòn bẩy có thể đi theo mọi hướng. Chúng ta hãy nói rõ thách thức là về dữ liệu… Dữ liệu sẽ là thách thức trước khi nghĩ đến các sáng kiến chính sách khả thi”, Chủ tịch IOSCO, Jean-Paul Servais cho biết.

Phần lớn dữ liệu cần thiết đều nằm ngoài phạm vi quản lý của các cơ quan giám sát chứng khoán, nhưng ông Servais cho biết ông tin tưởng rằng bằng cách hợp tác với các ngân hàng trung ương thông qua FSB, thách thức về dữ liệu có thể được giải quyết.

Ngoài ra, các cơ quan quản lý đang hướng tới việc đưa ra các đề xuất chính sách về xử lý đòn bẩy vào cuối năm 2024 hoặc đầu năm 2025.

Sự hợp tác giữa FSB và IOSCO trong việc quản lý các tổ chức phi ngân hàng trước đây đã gây trở ngại về việc liệu các tổ chức phi ngân hàng có nên được xem như ngân hàng và phải tuân thủ bộ đệm vốn hay không.

Hạc Hiên
Theo báo chí nước ngoài

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục