Hy Lạp và các chủ nợ tiếp tục tổ chức cuộc họp để đạt được một thỏa thuận cứu trợ mới cho đất nước này. Vào ngày 30/6 tới là thời hạn Athens phải trả khoản nợ cho IMF. Với những diễn biến trong 2 ngày đầu tuần, nhiều người kỳ vọng các bên sẽ đạt được thỏa thuận trong cuộc họp trong tuần này. Tuy nhiên, một số khác biệt về các cải cách của Hy Lạp vẫn còn khi EU và IMF bác bỏ đề xuất mới của Hy Lạp, khiến kỳ vọng về một thỏa thuận khó sớm đạt được.
Ngoài vấn đề Hy Lạp, con mắt của nhà đầu tư cũng đang dồn về Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) với khả năng tăng lãi suất lần đầu tiên sau 10 năm. Jerome Powell, một lãnh đạo của Fed cho biết tại một sự kiện vào thứ Ba rằng, ông hy vọng Fed sẽ bắt đầu nâng lãi suất cơ bản trong tháng 9 và tăng lần thứ 2 vào tháng 12.
Khả năng lãi suất của Fed lại gia tăng sau khi một báo cáo phát hành thứ Tư cho thấy nền kinh tế Mỹ ký hợp đồng trong quý I thấp hơn con số công bố trước đó. GDP quý I cũng được điều chỉnh giảm 0,2% so với mức giảm 0,7% so với con số công bố trước đó.
Những thông tin trên đã khiến phố Wall quay đầu giảm trở lại sau 3 phiên tăng liên tiếp.
Kết thúc phiên 24/6, chỉ số Dow Jones giảm 178 điểm (-0,98%), xuống 17.966,07 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 15,62 điểm (-0,74%), xuống 2.108,58 điểm. Chỉ số Nasdaq giảm 37,68 điểm (-0,73%), xuống 5.122,41 điểm.
Tương tự trên thị trường chứng khoán Mỹ, chứng khoán châu Âu cũng đảo chiều giảm trở lại sau thông tin không mấy tích cực từ cuộc đàm phán nợ của Hy Lạp. Ngoài ra, chứng khoán châu Âu cũng nhận thông tin không tích cực khi niềm tin kinh doanh của Đức giảm xuống mức 104,7 trong tháng 6 từ mức 108,5 trong tháng 5.
Kết thúc phiên 24/6, chỉ số FTSE 100 tại Anh tăng 9,93 điểm (+0,15%), lên 6.844,80 điểm. Chỉ số DAX tại Đức giảm 71,28 điểm (-0,62%), xuống 11.471,26 điểm. Chỉ số CAC 40 tại Pháp giảm 12,33 điểm (-0,24%), xuống 5.045,35 điểm.
Trên thị trường chứng khoán châu Á, chứng khoán Nhật Bản tăng lên mức cao nhất 18 năm rưỡi nhờ triển vọng lạc quan về lợi nhuận và hy vọng cuộc đàm phán nợ Hy Lạp. Tương tự, chứng khoán Trung Quốc đại lục tiếp tục có phiên tăng điểm mạnh thứ 2 liên tiếp, qua đó hỗ trợ chứng khoán Hồng Kông duy trì đà tăng.
Kết thúc phiên 24/6, chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản tăng 58,61 điểm (+0,28%), lên 20.868,03 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông tăng 71,51 điểm (+0,26%), lên 27.404,97 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Trung Quốc tăng 113,66 điểm (+2,48%), lên 4.690,15 điểm.
Vàng tiếp tục giảm giá, xuống mức thấp nhất 3 tuần dù nhận được một số thông tin hỗ trợ về tình hình cuộc đàm phán nợ Hy Lạp gặp trở ngại và đồng USD hạ nhiệt nhẹ từ mức cao nhất hơn 2 tuần. Tuy nhiên, giá vàng lại gặp thông tin bất lợi khi nhu cầu vàng của Trung Quốc, một trong 2 thị trường tiêu thụ vàng vật chất lớn nhất thế giới giảm khá mạnh khi nhà đầu tư đổ tiền vào thị trường chứng khoán nước này.
Kết thúc phiên 24/6, giá vàng giao ngay giảm 3 USD (-0,25%), xuống 1.175,0 USD/ounce. Giá vàng tương lai giao tháng 6 giảm 3,6 USD/ounce (-0,31%), xuống 1.172,6 USD/ounce. Giá vàng giao tháng 8 giảm 3,7 USD/ounce (-0,31%), xuống 1.172,9 USD/ounce.
Thông tin của Cơ quan Năng lượng Mỹ (EIA) cho biết, các kho dự trữ xăng tăng 680.000 thùng trong tuần trước, so với mức giảm 304.000 thùng theo dự báo của các nhà phân tích trong cuộc thăm dò của Reuters. Điều này bù đắp cho thông tin kho dự trữ dầu thô giảm tuần thứ 8 liên tiếp và khiến giá dầu thô giảm trở lại.
Kết thúc phiên 24/6, giá dầu thô Mỹ giảm 0,74 USD/thùng (-1,23%), xuống 60,27 USD/thùng. Giá dầu thô Brent giảm 0,96 USD (-1,51%), xuống 63,49 USD/thùng.