Bơi ngang qua sông, hai con sư tử đực rơi vào trận địa phục kích của cá sấu sông Nin

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Bắt buộc phải chiến đấu với đối thủ quá mạnh, kẻ được mệnh danh là "chúa tể đầm lầy" trên sân khách, liệu sư tử có cơ hội nào để chiến thắng?

Không giống như báo đốm và hổ, sư tử có đặc trưng khá kỵ vùng sông nước. Điều đó không có nghĩa là sư tử không biết bơi, trong một vài trường hợp bất khả kháng như trong quá trình săn đuổi con mồi hoặc phải di cư sang địa bàn khác, sư tử sẽ phải sử dụng đến kỹ năng bơi lội của mình.

Khi phải rời xa lợi thế sân nhà của mình, sư tử trở nên lóng ngóng, mỏng manh hơn bao giờ hết. Có thể, ở trên cạn, sư tử là loài động vật xưng hùng xưng bá, nhưng khi đánh mất lợi thế sân nhà, nó sẽ phải đối mặt với những loài động vật săn mồi sở trường vùng sông nước. Một trong những loài động vật hùng mạnh nhất vùng ven sông và đầm lầy, có thể nói là đối trọng với sư tử khi ở dưới nước đó là cá sấu.

Đoạn clip dưới đây sẽ cho chúng ta thấy yếu tố địa lý có ảnh hưởng lớn như thế nào đối với sư tử và cá sấu, hai loài động vật một kẻ là ông vua rừng xanh và một kẻ là chúa tể vùng sống nước.

Được ghi hình bởi đoàn khách du lịch thám hiểm vùng thiên nhiên hoang dã khi đi ngang qua dòng sông Linyanti nằm giữa hai đất nước Botswana và Namibia thì trông thấy một cặp sư tử đực đang uống nước, cả đoàn quyết định dừng lại quan sát.

Clip nguồn: Sneha Shah 2017.

Có thể thấy, hai con sư tử đực mới đang ở độ tuổi phát triển nhưng vì một lý do nào đó, bọn chúng đã bị lạc khỏi đàn của mình. Bởi vậy, sau một hồi uống nước và suy tính, cả hai con sư tử đã thống nhất bơi qua con sông để tiến đến vùng thảo nguyên rộng lớn trước mắt để tìm đàn của mình.

Khá khen cho hai anh em nhà sư tử đã dũng cảm thực hiện kế hoạch, tuy nhiên, chúng không thể nào ngờ được rằng cách đó chỉ vài mét, một con cá sấu sông Nile đang "tuần tra" dọc theo ven bờ sông.

Quyết định mạo hiểm, suýt chút nữa phải trả giá bằng mạng sống của hai con sư tử đực.

Quyết định mạo hiểm, suýt chút nữa phải trả giá bằng mạng sống của hai con sư tử đực.

Để miêu tả về loài cá sấu sông Nin, người ta thường dùng hai từ đó là "quái vật". Không chỉ bởi kích thước khổng lồ dài khoảng 5 m, nó còn sở hữu bộ kỹ năng săn mồi thượng hạng bởi khả năng tăng tốc khi bơi lên tới 12 - 14 km/h, hàm răng sắc nhọn có thể gây ra lực cắn cực mạnh...

Thông thường, thức ăn chủ yếu của cá sấu sông Nin là các loại cá, tuy nhiên chúng cũng không chối từ bất cứ loài động vật nào bén mảng uống nước hoặc bơi ngang qua khu vực hoạt động của mình. Chỉ trừ những loài động vật có thân hình quá lớn như voi hoặc hà mã, còn lại như trâu, ngựa vằn, linh dương, hổ, báo, sư tử... một khi sơ sảy đều có thể sẽ là thức ăn của loài động vật săn mồi đáng sợ này.

Cá sấu sông Nin săn mồi bằng cách ngụy trang dưới làn nước rồi lợi dụng khả năng tăng tốc khi bơi của mình áp sát con mồi. Khi khoảng cách vừa đủ, chúng sẽ ngoạm con mồi bằng hàm răng cực khỏe của mình rồi kéo con mồi xuống nước, và cố gắng giữ con mồi ở đó cho đến khi chúng bị chết đuối vì ngạt thở.

Cũng giống như trong đoạn clip, con cá sấu áp dụng chiến thuật một cách hoàn hảo khi tấn công con sư tử bé hơn. Tuy nhiên, điều nó không tính toán đến là con sư tử còn lại đã không bỏ rơi người anh em của mình, con sư tử đã vô cùng dũng cảm phản đòn lại kẻ đi săn. Phải mất một khoảng thời gian tranh đấu trước khi kết quả ngã ngũ.

Sư tử chạy té khói sau khi may mắn thoát khỏi pha phục kích của cá sấu/

Sư tử chạy té khói sau khi may mắn thoát khỏi pha phục kích của cá sấu/

May mắn đã mỉm cười với cặp đôi sư tử, con lớn hơn đã không bị cá sấu khuất phục mà kịp leo lên trên bờ gần đó, con nhỏ hơn thì đủ thời gian để bơi ngược trở lại bên bờ. Tuy hai anh em tạm thời chia cách nhau, nhưng việc bảo toàn được mạng sống đã là một thành công rất lớn đối với chúng.

Anh Quý

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục