Bối cảnh hoảng loạn về lợi suất trái phiếu toàn cầu diễn ra như thế nào trong các giai đoạn lịch sử

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Các nhà đầu tư đang lướt qua thị trường tài chính để tìm những tín hiệu lặp lại các cuộc suy thoái trước đó khi việc bán tháo ồ ạt trên thị trường trái phiếu đang làm dấy lên lo ngại về một cuộc suy thoái.
Bối cảnh hoảng loạn về lợi suất trái phiếu toàn cầu diễn ra như thế nào trong các giai đoạn lịch sử

Trong những tuần gần đây, thị trường cổ phiếu, trái phiếu và bất động sản đều được so sánh với các giai đoạn trước đó trong lịch sử thị trường tài chính Mỹ.

Diễn biến của thị trường chứng khoán gần đây đang khiến một số nhà phân tích nhớ lại những năm cuối thập niên 1980 và 2008, trong khi những người cảnh giác về trái phiếu đang sống lại những năm 1990. Thị trường bất động sản cũng trông kỳ lạ giống như những năm đầu thập niên 1980.

Thị trường cổ phiếu năm 1987 so với năm 2023

Khả năng phục hồi của thị trường chứng khoán trong thời gian gần đây đã khiến Phố Wall nhìn lại thời điểm xảy ra vụ sụp đổ thị trường cổ phiếu vào ngày 19/10/1987, hay còn được mệnh danh là “ngày thứ Hai đen tối".

Bất chấp sự phục hồi mạnh mẽ của lãi suất trái phiếu đã gây ra làn sóng bán tháo trái phiếu trên thị trường, chứng khoán Mỹ vẫn hoạt động tương đối tốt. Điều đó gợi nhớ lại những tuần trước khi ngày thứ Hai đen tối xuất hiện khiến chỉ số Dow Jones giảm 22% trong một ngày.

“Khả năng phục hồi hiện tại của thị trường chứng khoán trước lợi suất trái phiếu tăng khiến tôi nhớ rất nhiều về các sự kiện xảy ra vào năm 1987, khi sự lạc quan của các nhà đầu tư chứng khoán cuối cùng đã bị dập tắt. Giống như năm 1987, bất kỳ dấu hiệu suy thoái nào hiện nay chắc chắn sẽ là đòn giáng mạnh vào thị trường chứng khoán”, Albert Edwards, nhà phân tích của Societe Generale cho biết cho biết.

Thị trường cổ phiếu năm 2008 so với năm 2023

Cổ phiếu được định giá quá cao, tâm lý lạc quan và chính sách thắt chặt tiền tệ đã nhắc nhở nhiều chuyên gia định lượng hàng đầu của JPMorgan về cuộc khủng hoảng năm 2008.

Trong vài năm trước cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, thị trường đã hoạt động tốt khi các nhà đầu tư lạc quan đã bỏ qua thị trường bất động sản bị bao vây bởi các khoản thế chấp dưới chuẩn.

Marko Kolanovic, chiến lược gia của JPMorgan cho biết trong một ghi chú vào cuối tháng trước: “Bất chấp đợt phục hồi mạnh mẽ vào đầu mùa hè, khuôn khổ của chúng tôi vẫn tiếp tục chỉ ra những thách thức cơ bản vĩ mô và những trở ngại đối với các tài sản rủi ro. Lịch sử không lặp lại, nhưng nó giống với năm 2008”.

Lợi suất trái phiếu thập niên 1990 so với năm 2023

Chuyên gia kỳ cựu trên phố Wall Ed Yardeni đã tuyên bố trên tờ Financial Times hôm thứ Ba (3/10) rằng, những người “cảnh giác trái phiếu” đang sẵn sàng tấn công thị trường trái phiếu Kho bạc khi thâm hụt ngân sách của chính phủ liên bang sắp tăng vọt.

Ông đã đặt ra thuật ngữ “cảnh giác trái phiếu” vào những năm 1980, nhằm ám chỉ các nhà đầu tư bán tháo trái phiếu Kho bạc để phản đối thâm hụt liên bang. Vào 1994, "Cuộc thảm sát trái phiếu quy mô lớn" (Great Bond Massacre) đã xảy ra khi các nhà đầu tư bán tháo trái phiếu chính phủ (bắt đầu ở Nhật Bản và Mỹ sau đó lan rộng ra phần còn lại của thế giới) và khiến lợi suất trái phiếu tăng vọt. Bây giờ thị trường đang hồi tưởng lại giai đoạn này.

“Thời hoàng kim của những người cảnh giác về trái phiếu là những năm của chính quyền Tổng thống Clinton từ 1993 đến 2001. Xoa dịu họ là trọng tâm trong chương trình nghị sự chính sách của chính quyền khi đó Bây giờ họ đã quay trở lại”, ông Ed Yardeni cho biết.

Thị trường bất động sản thập niên 1980 so với năm 2023

Ảnh hưởng của lợi suất trái phiếu tăng đột biến, lãi suất thế chấp ở Mỹ cũng đã phá vỡ mức cao nhất trong nhiều thập kỷ khi dao động quanh mức 7,5%.

Bank of America cho biết, lãi suất ở mức độ cao như vậy cùng với lạm phát dai dẳng và nhu cầu bị dồn nén do sự bùng nổ dân số, đã kết hợp lại khiến thị trường bất động sản trông giống một cách kỳ lạ như bốn thập kỷ trước.

Vào thời điểm đó, thế hệ baby boomer (thuật ngữ được sử dụng để mô tả những người được sinh ra từ năm 1946 đến 1964) đang bước vào giai đoạn mua nhà quan trọng nhất khi lãi suất thế chấp đã tăng gấp đôi. Tương tự, ngày nay, thế hệ trẻ ngày càng tham gia vào thị trường nhà ở khi họ trưởng thành, với lãi suất thế chấp cũng tăng cao.

Theo Bank of America, nếu quá khứ là một chỉ báo hướng dẫn, thì nó cho thấy giá nhà khó có thể tăng từ thời điểm này và có thể giảm nhẹ, nhưng không nhiều như đã xảy ra trong cuộc khủng hoảng nhà ở năm 2008.

Các nhà phân tích của Bank of America cho biết: “Chúng tôi nghĩ rằng những năm 1980 là một sự so sánh tốt hơn đối với thị trường ngày nay so với cuộc khủng hoảng nhà ở năm 2008”.

Vũ Duy Bắc
Theo báo chí nước ngoài

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục

VNIndex 1,209.52 4.55 0.38% 154,884 tỷ
HNX 226.82 -0.75 -0.33% 1,394 tỷ
UPCOM 88.66 0.33 0.37% 435 tỷ