Bộ Giao thông Vận tải đề xuất sửa đổi Nghị định 116 với ô tô nhập khẩu

Tại một trong 2 phương án được đưa ra, Bộ Giao thông Vận tải đề xuất Chính phủ tiếp thu toàn bộ các kiến nghị của doanh nghiệp và chỉ đạo Bộ Công Thương chủ trì phối hợp với các bộ và doanh nghiệp sửa đổi nội dung tại Nghị định 116...
Bộ GTVT cho biết các phản ánh của doanh nghiệp đến thời điểm này cũng đã được làm và vẫn còn doanh nghiệp đang hoàn tất các thủ tục đăng kiểm để đưa xe ra thị trường trong tháng 3/2018. Bộ GTVT cho biết các phản ánh của doanh nghiệp đến thời điểm này cũng đã được làm và vẫn còn doanh nghiệp đang hoàn tất các thủ tục đăng kiểm để đưa xe ra thị trường trong tháng 3/2018.

Theo nguồn tin của Dân trí, Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) vừa có báo cáo Chính phủ về tình hình triển khai Nghị định số 116/2017/NĐ-CP của Chính phủ.

Bộ GTVT cho biết, để triển khai Nghị định 116, Bộ đã ban hành Thông tư 03 quy định về kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với ô tô nhập khẩu thuộc đối tượng Nghị định 116.

Ngay trong quá trình xây dựng cũng như ban hành Thông tư 03, Bộ GTVT đã nhận được nhiều các kiến nghị từ các doanh nghiệp từ doanh nghiệp đề nghị tạm dừng Nghị định 116 và Thông tư 03 để sửa đổi, bổ sung tháo gỡ vướng mắc cho doanh nghiệp.

Thời gian qua, Bộ GTVT cho biết đã phối hợp với Bộ Công Thương làm việc với doanh nghiệp nhập khẩu ô tô để trao đổi, làm rõ những nội dung doanh nghiệp kiến nghị, qua đó một số doanh nghiệp cũng đã hiểu rõ và tiếp tục chuẩn bị các thủ tục, điều kiện để nhập khẩu.

Trong đó, liên quan tới phản ánh của doanh nghiệp về việc cung cấp giấy chứng nhận chất lượng kiểu loại ô tô bởi cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài, Bộ GTVT khẳng định trên thực tế, một số mẫu giấy chứng nhận chất lượng kiểu loại đã được Bộ xác nhận là phù hợp với Nghị định 116 và Thông tư 03.

Cụ thể như giấy chứng nhận kiểu loại ô tô do Chính phủ Thái Lan cấp Ford Rangger, Ford Everest sản xuất tại Thái Lan và xuất khẩu đến Việt Nam, giấy chứng nhận an toàn do nhà sản xuất Ford Hoa Kỳ tự phát hành, mẫu giấy chứng nhận khí thải cấp bởi tổ chức VCA của Anh Quốc cho xe Ford Explorer sản xuất tại Hoa Kỳ xuất khẩu đến Việt Nam; giấy chứng nhận chất lượng kiểu loại do Chính phủ Thái Lan cấp cho ô tô CR-V sản xuất tại Thái Lan xuất khẩu đến Việt Nam, Giấy chứng nhận chất lượng kiểu loại của cơ quan quản lý phương tiện CHLB Đức cấp cho BMW…

"Như vậy, các doanh nghiệp nhập khẩu đã giải quyết được vướng mắc, kiến nghị liên quan đến giấy chứng nhận chất lượng kiểu loại cho ô tô khi nhập khẩu vào Việt Nam và hiện tại không có vướng mắc gì", Bộ GTVT cho biết.

Tuy nhiên, để thể hiện sự cầu thị đối với các đề xuất vướng mắc của doanh nghiệp, Bộ GTVT đã kiến nghị Chính phủ xem xét phương án sửa đổi một số quy định tại Nghị định 116 theo hướng tháo gỡ như kiến nghị của các doanh nghiệp đề xuất.

Theo đó, Bộ GTVT đã đưa ra 2 phương án:

Cụ thể, phương án 1 là kiến nghị Chính phủ tiếp thu toàn bộ các kiến nghị của doanh nghiệp và chỉ đạo Bộ Công Thương chủ trì phối hợp với các bộ và doanh nghiệp sửa đổi nội dung tại Nghị định 116.

Phương án 2 là trước mắt tiếp tục thực hiện nghiên cứu theo Nghị định 116 và Thông tư 03 của Bộ GTVT trong một thời gian nữa, nếu thực sự có vướng mắc bất cập đúng như phản ánh của doanh nghiệp thì tiến hành sửa đổi, bổ sung.

Tuy nhiên, Bộ GTVT cho biết các phản ánh của doanh nghiệp đến thời điểm này cũng đã được làm và vẫn còn doanh nghiệp đang hoàn tất các thủ tục đăng kiểm để đưa xe ra thị trường trong tháng 3/2018.

Bộ GTVT cũng rằng việc sửa đổi cần được cân nhắc kỹ lưỡng. Ví dụ, nếu sửa đổi Nghị định 116 theo hướng xe nhập khẩu chỉ thử nghiệm an toàn và khí thải lần đầu tiên, 6 tháng sau mới tiến hành kiểm tra lại sẽ tạo lỗ hổng cho các doanh nghiệp nhập khẩu lách luật, tránh các bước kiểm tra của cơ quan chức năng, dẫn đến chất lượng của các xe không được kiểm soát chặt chẽ và quyền lợi người tiêu dùng bị ảnh hưởng.

Với dung lượng thị trường 300 nghìn xe/năm, Bộ GTVT cho rằng các doanh nghiệp nhập khẩu không thể nhập khẩu lô hàng có số lượng ít mà mỗi lô ít nhất phải hàng trăm xe, do đó việc lấy một mẫu xe trong lô hàng để kiểm tra khí thải và an toàn thì không phát sinh chi phí đáng kể cho doanh nghiệp. Nếu trong quá trình thực hiện các nhà nhập khẩu thực sự tiết kiệm thì chi phí thử nghiệm là khoảng 50 triệu đồng.

Trên thực tế, theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, trong tuần từ 2 - 8/3/2018 trên cả nước có tất cả 2.020 xe ô tô nguyên chiếc các loại được đăng ký làm thủ tục hải quan nhập khẩu, với trị giá nhập khẩu 44,42 triệu USD.

Trong đó, chủ yếu là xe ô tô từ 9 chỗ ngồi trở xuống, với 1.980 chiếc được làm thủ tục đăng ký nhập khẩu giá trị hơn 42 triệu USD. Loại xe này có xuất xứ chủ yếu từ Thái Lan; một số ít có xuất xứ từ Nhật Bản, Hoa Kỳ và Anh và chủ yếu được nhập khẩu qua cảng Sài Gòn và Hải Phòng, trong đó lớn nhất là lô xe nhập của Honda. Điều này phần nào cho thấy thị trường ô tô nhập khẩu đã khởi sắc trở lại sau một thời gian ảm đạm.


Theo dantri

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục