Bitcoin đã đạt mức cao kỷ lục trên 73.700 USD vào tháng 3 và kể từ đó đã được giao dịch trong phạm vi từ khoảng 59.000 - 72.000 USD.
Hành trình đạt mức cao kỷ lục trong tháng 3 phần lớn được thúc đẩy bởi sự chấp thuận và ra mắt của các quỹ ETF Bitcoin giao ngay tại Mỹ vào tháng 1. Theo CCData, tính đến thời điểm hiện tại, các quỹ này đã thu hút dòng vốn ròng vào khoảng 14,41 tỷ USD.
ETF cho phép các nhà đầu tư mua một sản phẩm theo dõi giá Bitcoin mà không cần sở hữu tiền điện tử cơ bản. Những người ủng hộ tiền điện tử cho biết điều này đã giúp hợp pháp hóa loại tài sản này và giúp các nhà đầu tư tổ chức lớn hơn tham gia dễ dàng hơn.
Chu kỳ Bitcoin đề cập đến khoảng thời gian mà đồng tiền kỹ thuật số tăng lên mức cao kỷ lục mới, sau đó lại giảm xuống để bước vào thị trường gấu hoặc “mùa đông tiền điện tử”. Các chu kỳ này – trong đó có ba chu kỳ đã được hoàn thành kể từ khi Bitcoin ra mắt – có xu hướng tuân theo một mô hình tương tự.
Những chu kỳ này thường xoay quanh sự kiện halving, tức làm giảm nguồn cung Bitcoin ra thị trường. Thông thường, sự kiện halving xảy ra trước vài tháng khi Bitcoin đạt mức giá cao mới trong chu kỳ. Nhưng chu kỳ hiện tại này đã khác. Bitcoin đã tăng lên mức cao kỷ lục mới nhất trước khi sự kiện halving xảy ra do xu hướng tăng giá xung quanh việc ra mắt các quỹ ETF Bitcoin giao ngay ở Mỹ.
Với giao dịch Bitcoin đang trong phạm vi thấp hơn mức kỷ lục, nhiều người đã đặt câu hỏi liệu tiền điện tử đã đạt đến đỉnh của chu kỳ hiện tại hay chưa.
Xem xét biến động giá Bitcoin trong lịch sử, báo cáo của CCData cho thấy, Bitcoin có thể đạt đến một tầm cao mới. Các xu hướng lịch sử đã chỉ ra rằng, sự kiện halving luôn đi trước một khoảng thời gian tăng giá có thể kéo dài từ 366 - 548 ngày “trước khi tạo ra đỉnh chu kỳ, với mỗi lần halving trải qua một chu kỳ dài hơn lần trước”, do sự trưởng thành của loại tài sản và độ biến động thấp hơn”.
Sự kiện halving mới đây diễn ra vào ngày 19/4, vì vậy những khung thời gian lịch sử đó vẫn chưa trôi qua.
“Hơn nữa, chúng tôi đã quan sát thấy sự sụt giảm trong hoạt động giao dịch trên các sàn giao dịch tập trung trong gần hai tháng sau sự kiện halving trong các chu kỳ trước, điều này dường như đã phản ánh trong chu kỳ này. Do đó, chu kỳ hiện tại có thể mở rộng hơn nữa vào năm 2025”, báo cáo cho biết.
Bên cạnh đó, báo cáo cho biết, “tác động của những tổ chức tham gia trên thị trường” trong chu kỳ hiện tại đã “làm thay đổi các xu hướng trước đó”, đồng thời hoạt động giao dịch thấp có thể sẽ diễn ra trong quý III, điều này có thể gợi ý nhiều hành động giá đi ngang hơn.
Tuy nhiên, dữ liệu và các xu hướng trước đó đủ mạnh để cho thấy rằng bất kỳ hành động giá đi ngang nào cũng chỉ là tạm thời và Bitcoin có khả năng ghi nhận mức cao mới một lần nữa trước cuối năm nay.
Việc ra mắt Ethereum ETF sắp tới ở Mỹ và các sản phẩm tương tự khác trên khắp thế giới “nhằm mục đích mang lại thêm vốn, thanh khoản và nhu cầu cho loại tài sản này”.
Ngoài ra, việc tăng giá mạnh mẽ Bitcoin thường diễn ra trong một thời gian ngắn. Ví dụ: trong chu kỳ năm 2012, 91,4% mức tăng giá tổng thể của Bitcoin từ sự kiện halving đến mức cao kỷ lục đã xảy ra trong 4 tháng trước khi đạt đỉnh chu kỳ. Tỷ lệ tăng giá này là 78,8% và 71,5% trong 4 tháng trước mức cao kỷ lục tương ứng của chu kỳ năm 2016 và năm 2020.
“Việc mở rộng hình parabol như vậy vẫn chưa được thực hiện trong chu kỳ hiện tại”, báo cáo cho biết.
Các nhà bình luận khác cũng đã nhấn mạnh các mô hình lịch sử của Bitcoin đã diễn ra như thế nào.
“Trong lịch sử, chu kỳ thị trường đạt đỉnh điểm từ 12 - 18 tháng sau khi khi sự kiện halving của Bitcoin vừa diễn ra vào tháng 4 năm nay. Chúng tôi cũng chưa thấy mức độ biến động đạt mức cao nhất trước đó. Cuối cùng, các đỉnh chu kỳ thị trường trước đó trùng hợp với sự liên tiếp nhanh chóng của các mức cao mới – lên tới 10 - 20 mức cao mới được thiết lập trong khoảng thời gian 30 ngày… Chúng tôi chưa kích hoạt bất kỳ tín hiệu nào trong số này”, Thomas Perfumo, người đứng đầu chiến lược tại sàn giao dịch tiền điện tử Kraken cho biết.