BIS cho biết, không nên đánh giá thấp kịch bản lạm phát vẫn ở mức cao khiến các ngân hàng trung ương lớn như Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) và Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) phải duy trì chi phí đi vay ở mức cao hiện tại.
Claudio Borio, người đứng đầu đơn vị kinh tế và tiền tệ của BIS cho biết: “Rõ ràng vẫn còn một số khác biệt còn sót lại giữa những gì thị trường tài chính đang chứng kiến và thông tin liên lạc đến từ các ngân hàng trung ương”.
Đánh giá này được đưa ra trong bối cảnh thị trường toàn cầu phần lớn đã phớt lờ sự sụp đổ của một số ngân hàng quy mô trung bình của Mỹ trong năm nay do lãi suất tăng mạnh, cũng như việc UBS tiếp quản khẩn cấp Credit Suisse.
Sau nhiều năm có thể dự đoán được khi các cuộc khủng hoảng liên tiếp đẩy lãi suất xuống mức dưới 0 ở một số nơi trên thế giới, nhưng sau đó là sự gia tăng lãi suất nhanh chóng trong 18 tháng qua đã khiến tính định hướng của các ngân hàng trung ương không còn là điều chắc chắn nữa.
“Nguy cơ lạm phát có thể trở nên nghiêm trọng hơn dự kiến là điều mà chúng ta không nên loại trừ. Do đó, các mô hình kinh doanh, chiến lược giao dịch được xác định dựa trên giả định lãi suất sẽ giảm nhanh đặc biệt dễ bị tổn thương trước các điều kiện hiện tại", ông Claudio Borio cho biết.
Cũng có cảnh báo rằng áp lực chi phí vay cao hơn có thể khiến doanh nghiệp và người vay thế chấp không thể đối phó và gây tổn thất tín dụng cho ngân hàng và những tổ chức cho vay khác.
Mặc dù đã có một số dấu hiệu ổn định ở một số thị trường bất động sản trên thế giới, nhưng tổn thất cho vay ở cả thị trường đó và các lĩnh vực khác sẽ tiếp tục gây ra vấn đề khi nền kinh tế hiện đang suy yếu.
“Câu hỏi đặt ra là hệ thống tài chính tổng thể sẽ có khả năng phục hồi như thế nào để hấp thụ những tổn thất đó và đặc biệt là những tổn thất đó sẽ lớn và dai dẳng đến mức nào”, ông Claudio Borio cho biết.
Báo cáo của BIS cũng nhắc lại mối lo ngại về tác động đối với các bộ phận có đòn bẩy tài chính cao vốn đã kỳ vọng vào việc lãi suất của Mỹ sẽ ở mức thấp hơn mức kỳ vọng.
BIS cho biết: “Việc gia tăng các vị thế bán khống có đòn bẩy trong hợp đồng tương lai trái phiếu Kho bạc Mỹ là một lỗ hổng tài chính đáng được theo dõi, điều này có thể dẫn tới nguy cơ “vòng xoáy margin call”.
Điều này đã diễn ra vào tháng 3/2020 khi đại dịch Covid-19 xảy ra và vào tháng 9/2019 trên thị trường cho vay repo giữa các ngân hàng.
BIS cho biết: “Việc giảm đòn bẩy ký quỹ nếu không có trật tự, có khả năng làm xáo trộn các thị trường trái phiếu”.