Tác động của nạn dịch Covid-19 đã ảnh hưởng rất lớn đến thị trường chứng khoán toàn cầu và Việt Nam không phải là ngoại lệ.
Nếu chỉ số công nghiệp Dowjones Mỹ dường như đã rơi vào xu hướng downtrend khi “gẫy” tại vùng 29,000 điểm xuống sát mốc 21,000 điểm chỉ trong 1 vài tuần thì VN-Index đã rơi thẳng đứng từ vùng 900 điểm về gần ngưỡng 720 - 725 điểm tính đến đầu phiên thứ 6 tuần qua.
Rõ ràng, yếu tố tâm lý đã và đang lấn áp và chi phối mạnh các hoạt động giao dịch trên thị trường chứng khoán và xu hướng điều chỉnh sẽ vẫn còn tiếp diễn trong các ngày tới.
Sẽ rất khó khăn khi phải miêu tả diễn biến của thị trường chứng khoán hay có thể giải thích cảm xúc của các nhà đầu tư. Nếu trong cả tháng 2, khối ngoại liên tiếp bán ra khoảng 4.500 tỷ đồng thì chỉ riêng nửa tháng 3 khối ngoại cũng đã bán hơn nửa giá trị giao dịch này và xu hướng bán ròng của khối ngoại vẫn sẽ chưa thể chấm dứt một khi dòng tiền lớn đang rút ra mạnh trên các thị trường mới nổi.
VN-Index/VN30 giảm điểm mạnh điều đó có nghĩa không chỉ các cổ phiếu lớn mà cả các cổ phiếu vừa và nhỏ điều giảm theo. Tâm lý hoang mang cùng cực kích hoạt làn sóng bán tháo cổ phiếu trên diện rộng.
Cho dù phiên giao dịch thứ Sáu vừa qua đã có dấu hiệu của dòng tiền bắt đáy tham gia tốt nhưng có lẽ chúng ta vẫn chưa thể chắc chắn bởi đáy của thị trường sẽ phải cần thêm nhiều thử thách xét ở góc độ “timming” và thanh khoản chung toàn bộ thị trường.
Phiên giao dịch ngày thứ Sáu, mẫu nến ngày hình thành dạng “hammer” khá điển hình khi thanh khoản tăng mạnh đã và đang phản ánh diễn biến đảo chiều của thị trường trong tuần tới.
Thông thường thị trường khi bước vào giai đoạn giảm mạnh cũng sẽ xuất hiện những phiên đảo chiều rõ nét kéo dài 1 – 3.5 phiên trước khi hình thành đáy thứ 2 - Đáy 2 chỉ có thể hình thành khi dòng tiền bắt đáy mạnh tiếp tục tham gia ở các phiên tăng điểm hồi phục giai đoạn này.
Như vậy, tín hiệu đầu tiên cho thấy VN-Index bật lại tại mốc 725 điểm về mốc 761,68 ít nhất cho thấy diễn biến hồi phục trong các phiên đầu tuần tới nhưng chưa thể đảm bảo thị trường đã tạo đáy thành không. Điều chỉnh chỉ có thể ít nhiều được xác định ở các phiên cuối tuần sau. Đây cũng có thể là phiên quan trọng trong việc dự báo diễn biến thị trường trong giai đoạn sắp tới.
Dù sao đi nữa, xu hướng điều chỉnh mà chúng ta chưa có thể nhìn thấy “đáy” sẽ ít nhất kéo dài thêm. Nhà đầu tư vẫn chỉ có thể thận trọng cao độ khi hạn chế giao dịch ngắn hạn hay thăm dò bắt đáy trong bối cảnh thị trường thế giới bị ảnh hưởng nặng bởi nạn dịch Covid 19.
Nếu “buộc” phải giải ngân hoặc theo trường phái mua vào nắm giữ dài hạn thì chắc chắn chỉ những cổ phiếu đầu ngành thuộc các nhóm ngành cơ bản như tiêu dùng, thực phẩm, bảo hiểm, xây dựng, ngân hàng, dầu khí sẽ là những cái tên đầu tiên được các nhà đầu tư quan tâm.