Bí thư Cần Thơ nêu 5 nhiệm vụ để Thành phố thành trung tâm dịch vụ logistics của Vùng

0:00 / 0:00
0:00
Trong các nhiệm vụ đề ra có việc triển khai thực hiện xây dựng Trung tâm liên kết, sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp vùng ĐBSCL tại Cần Thơ và Dự án nạo vét kết hợp thu hồi sản phẩm luồng hàng hải Định An.
Bí thư Thành ủy Cần Thơ Nguyễn Văn Hiếu cho biết, thành phố quy hoạch xây dựng các khu logistics tập trung có quy mô lớn gắn với khu công nghiệp, cảng biển, Sân bay quốc tế Cần Thơ có kết cấu hạ tầng đồng bộ, thông minh Bí thư Thành ủy Cần Thơ Nguyễn Văn Hiếu cho biết, thành phố quy hoạch xây dựng các khu logistics tập trung có quy mô lớn gắn với khu công nghiệp, cảng biển, Sân bay quốc tế Cần Thơ có kết cấu hạ tầng đồng bộ, thông minh

Tại Diễn đàn Logistics Việt Nam 2023 do Bộ Công thương phối hợp với UBND TP. Cần Thơ tổ chức tổ chức sáng ngày 2/12 tại TP.Cần Thơ, Bí thư Thành ủy Cần Thơ Nguyễn Văn Hiếu cho biết, các ngành dịch vụ truyền thống, mang lợi thế của thành phố như ngành thương mại dịch vụ, xuất nhập khẩu, logistics đã có những bước phát triển, đóng góp tích cực và sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố nói riêng và tiểu vùng kinh tế vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) nói chung.

Tốc độ tăng trưởng dịch vụ logistics trên thành phố đạt từ 10 - 15%/năm, khối lượng hàng hóa qua thành phố tăng mạnh, doanh thu vận tải, kho bãi, dịch vụ hỗ trợ vận tải và bưu chính, chuyển phát đều tăng so cùng kỳ năm trước, hệ thống hạ tầng giao thông được đầu tư, nâng cấp và xây dựng từng bước đồng bộ, hiện đại phù hợp xu hướng phát triển vận tải trên địa bàn cả nước.

Được sự quan tâm của Trung ương hệ thống giao thông kết nối được đầu tư đồng bộ hơn. Thành phố đang kêu gọi đầu tư phát triển hệ thống cảng, trung tâm logistics, góp phần đưa TP.Cần Thơ trở thành trung tâm kinh tế Vùng, là một mắt xích quan trọng trung chuyển hàng hóa của khu vực.

Tuy nhiên, theo Bí thư Thành ủy Cần Thơ, bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động logistics của Thành phố còn một số hạn chế.

Cụ thể, về đường biển, cụm cảng biển Cần Thơ chưa khai thác hiệu quả do hệ thống kho bãi, hậu cần logistics chưa được đầu tư đồng bộ.

Luồng cho tàu biển có tải trọng lớn vào sông Hậu hiện nay chưa đáp ứng yêu cầu khai thác hoàn chỉnh cho tàu tải trọng từ 10.000 đến 20.000 tấn.

Về đường hàng không, Cảng hàng không quốc tế Cần Thơ vẫn chưa phát triển nhiều đường bay nội địa, quốc tế và chưa phát huy hiệu quả khai thác, chưa xứng đáng với tiềm năng và công suất dự kiến.

Do đó, phần lớn hàng hóa xuất khẩu phải chuyển tải bằng đường bộ về các cảng lớn ở TP.HCM và cảng Cái Mép, khiến chi phí vận tải doanh nghiệp phải gánh cao hơn từ 10 - 40% tùy từng tuyến.

Bên cạnh đó, trên địa bàn thành phố chưa có nhiều doanh nghiệp lớn chuyên về dịch vụ logistics; khả năng cung ứng chuỗi dịch vụ logistics yếu; chi phí logistics cao, từ đó ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của hàng hóa.

Cần Thơ quy hoạch xây dựng Trung tâm logistics hàng không gắn với Cảng hàng không quốc tế Cần Thơ

Cần Thơ quy hoạch xây dựng Trung tâm logistics hàng không gắn với Cảng hàng không quốc tế Cần Thơ

Hơn nữa, chưa có những công ty logistics nước ngoài tham gia thị trường cung cấp dịch vụ tại ĐBSCL, chỉ có số ít các công ty trong nước, chủ yếu là các doanh nghiệp từ TP.HCM.

Nghị quyết số 59-NQ/TW ngày 5/8/2020 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển TP. Cần Thơ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đề ra mục tiêu phát triển thành phố đến năm 2030 là “Thành phố sinh thái, văn minh, hiện đại mang đậm bản sắc văn hóa sông nước ĐBSCL; là trung tâm của Vùng về dịch vụ thương mại, du lịch, logistics, công nghiệp chế biến, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, giáo dục đào tạo, y tế chuyên sâu, khoa học công nghệ, văn hoá, thể thao; là đô thị hạt nhân vùng ĐBSCL…”.

Theo ông Nguyễn Văn Hiếu, đây là mục tiêu, đồng thời là nhiệm vụ rất lớn đặt ra cho TP.Cần Thơ. Để đạt được mục tiêu trên thành phố đã đề ra các nhiệm vụ cơ bản như sau:

Một là, đẩy mạnh cải cách hành chính, chuyển đổi số trong tất cả các ngành lĩnh vực, đặc biệt trong lĩnh vực logistics, hải quan.

Hai là, thực hiện tốt công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch, nhất là quy hoạch tích hợp kinh tế - xã hội giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2050, gắn với quy hoạch phát triển đô thị trên cơ sở phát huy cao nhất các tiềm năng, lợi thế không chỉ của thành phố mà của cả vùng ĐBSCL.

Ba là, quy hoạch xây dựng các khu logistics tập trung có quy mô lớn gắn với khu công nghiệp, cảng biển, sân bay quốc tế Cần Thơ có kết cấu hạ tầng đồng bộ, thông minh, trọng tâm là dự án Trung tâm logistics hạng II gắn với cảng Cái Cui, Trung tâm logistics hàng không gắn với Cảng hàng không quốc tế Cần Thơ và Cụm cảng, logistics hậu cần cảng Thốt Nốt nhằm hỗ trợ cho các cụm công nghiệp Vĩnh Thạnh, Cờ Đỏ, Thới Lai, Ô Môn trong thời gian tới.

Triển khai thực hiện Dự án xây dựng Trung tâm liên kết, sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp vùng ĐBSCL tại Cần Thơ và Dự án nạo vét kết hợp thu hồi sản phẩm luồng hàng hải Định An để tàu trọng tải 10.000 tấn - 20.000 tấn vào cảng Cần Thơ theo Nghị quyết số 45/2022/QH15 ngày 11/2/2022 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.Cần Thơ.

Bốn là, tập trung phối hợp thực hiện hoàn thành các dự án hạ tầng giao thông trọng điểm có tính liên kết vùng như: Cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng, cao tốc bắc nam từ Cần Thơ - Cà Mau đoạn qua địa bàn TP.Cần Thơ, đường Vành đai phía Tây TP.Cần Thơ...

Phối hợp nâng cấp hạ tầng cảng hàng không, sân bay và xây dựng các công trình thiết yếu cảng hàng không theo quy hoạch, khuyến khích các hãng tàu bay mở thêm nhiều đường bay mới, nội địa và quốc tế.

Phối hợp nghiên cứu, đề xuất Trung ương đầu tư sớm tuyến đường sắt tốc độ cao TP.HCM - Cần Thơ.

Năm là, đẩy mạnh đào tạo nhân lực về logistics và hậu cần logistics.

Trúc Giang
baodautu.vn

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục