Bếp chung, bếp "đám mây” sắp bùng nổ ở Việt Nam

(ĐTCK) “Thay vì đi ăn ở ngoài hoặc nấu tại nhà, ngày càng nhiều người có xu hướng đặt thức ăn giao đến tận nơi. Nhu cầu đó đang thúc đẩy sự tăng trưởng của mô hình bếp chung tại các thi trường lớn ở Đông Nam Á”.
Bếp chung đang có nhiều cơ hội phát triển tại Việt Nam. Ảnh: Internet. Bếp chung đang có nhiều cơ hội phát triển tại Việt Nam. Ảnh: Internet.

Bùng nổ ở châu Á

Nhận xét trên là của ông Pranav Nichani, Giám đốc bán lẻ, JLL Ấn Độ về mô hình bếp chung, hay còn gọi là “bếp đám mây” tại châu Á.

Bếp chung sẽ cung cấp không gian trung tâm nơi các nhà hàng chế biến món ăn dành riêng cho dịch vụ đặt hàng mang đi. Mô hình này đã mọc lên như nấm tại Trung Quốc và Ấn Độ, và đang nở rộ tại nhiều thị trường khu vực Châu Á

Theo giám đốc bán lẻ JLL Ấn Độ, đối với việc kinh doanh loại hình mua và giao hàng trong nền kinh tế hiện đại, bếp chung đã đáp ứng được nhu cầu hiện có. Các quán không cần đầu tư nội thất hay nhân viên phục vụ, và cũng không cần đau đầu vấn đề mặt bằng nữa.

Còn theo ông Tyson Wang, Chuyên gia bán lẻ  tại JLL East China, tại Trung Quốc, 62% người dùng sử dụng các ứng dụng giao đồ ăn có độ tuổi từ 29 trở xuống. Con số này sẽ theo đà tăng lên vì thế hệ trẻ đang rất ưa chuộng loại hình này. Đây sẽ là yếu tốt chính thúc đẩy cú nổ tăng trưởng cho mô hình bếp chung sắp tới.

Theo các báo cáo của công ty nghiên cứu Statistica, doanh thu từ giao thức ăn trực tuyến ở châu Á sẽ đạt 58,4 triệu USD trong năm nay và dự kiến sẽ tăng 10,5% trong bốn năm tới.

Bếp chung được kỳ vọng sẽ bùng nổ trong thời gian tới, như một bước hỗ trợ phát triển tất yếu của ngành thương mại điện tử giao gọi đồ ăn.   

Các bếp chung hiện nay có xu hướng tận dụng các không gian nhà kho hoặc khối đế bán lẻ còn trống và chuyển đổi công năng thành nơi chế biến thực phẩm. Giá thuê và chi phí vận hành cũng thấp hơn đáng kể vì đây là không gian chung, giúp giảm áp lực lên các doanh nghiệp ở các thành phố có chi phí mặt bằng đắt đỏ.

Ngay cả các thương hiệu ăn uống nổi tiếng cũng đang nhảy vào trào lưu này để tăng quy mô và tiếp cận thêm khách hàng mới.

Tại Ấn Độ, những cái tên quen thuộc như Punjab Grill, Pino’s Pizza, và Zambar cùng chuỗi gà rán toàn cầu Kentucky Fried Chicken đang lên kế hoạch gia nhập bếp chung để mở rộng quy mô.

Tại Trung Quốc, Starbucks đã liên kết với Alibaba để vận hành thương hiệu Star Kitchen trong hệ thống các siêu thị của Hema ở Hàng Châu, Thượng Hải và Bắc Kinh.

Cơ hội tại Việt Nam

Theo đại diện JLL Việt Nam, các yếu tố nhân khẩu học ở các thành phố lớn ở Việt Nam cũng đang tạo điều kiện thuận lợi cho bếp chung do sự thay đổi trong sở thích của người tiêu dùng.

Thị trường bếp chung có thể sẽ chứng kiến nhiều sự đầu tư hơn từ các bên quan tâm khi nhu cầu của người tiêu dùng tăng. JLL dẫn chứng, tổng giá trị giao dịch của họ tăng 400% trong nửa đầu năm 2019. Đây là minh chứng cho tiềm năng phát triển vượt bật của mô hình giao gọi thức ăn kết hợp với bếp chung.

Bếp chung của Grab Việt Nam được đặt ở quận Thủ Đức, nơi ít thương hiệu ăn uống nổi tiếng nhưng lại có lượng nhu cầu cao ngất ngưỡng đến từ sinh viên ở các làng đại học.  

Theo JLL, Điều hành nhà hàng trong bếp chung ít phức tạp hơn nhiều so với điều hành một nhà hàng bình thường. Để tiết kiệm chi phí hơn nữa, những chủ bếp có thể đưa ra chính sách chiết khấu dựa trên doanh thu hấp dẫn với người điều hành bếp chung. Trọng tâm của căn bếp chỉ đơn giản là chuẩn bị thức ăn ngon và nhanh chóng.

“Bếp chung được kỳ vọng sẽ bùng nổ trong thời gian tới, như một bước hỗ trợ phát triển tất yếu của ngành thương mại điện tử giao gọi đồ ăn”, đại diện JLL Việt Nam nhận định.

Thành Nguyễn

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục