Bất ổn xã hội tại Mỹ tăng cao, chứng khoán vẫn phớt lờ

(ĐTCK) Đà tăng điểm của thị trường vẫn tiếp tục với một số doanh nghiệp có chuỗi sụt giảm sâu trong giai đoạn bán tháo tháng 3 đã quay lại dẫn dắt thị trường như các cổ phiếu công nghiệp, hàng không, tổ chức tài chính và công ty năng lượng.
Bất ổn xã hội tại Mỹ tăng cao, chứng khoán vẫn phớt lờ

Các gói kích thích tài chính và tiền tệ mạnh mẽ đang góp phần giữ ổn định cổ phiếu và nhà đầu tư đang tiếp tục chuyển tiền sang các cổ phiếu mà họ tin rằng sẽ được hỗ trợ bởi việc mở cửa kinh tế trở lại.

Cho đến nay, thị trường đã không phản ứng với các cuộc biểu tình bạo lực nổ ra trên khắp nước Mỹ sau cái chết của George Floyd ở Minneapolis dẫn đến cáo buộc giết người cấp độ ba đối với một sĩ quan cảnh sát.

Trên khắp nước Mỹ, đã có những vụ cướp bóc trên đường phố và các tòa nhà đã bị phá hủy, nhưng thị trường chứng khoán đã phớt lờ những thông tin đó.

“Thị trường như một cơ chế tìm kiếm cơ hội khi nhìn về phía trước. Họ đang nhìn thấy 6 tháng, 9 tháng tới nền kinh tế sẽ quay trở lại, và thu nhập sẽ quay trở lại. Với sự hỗ trợ đầy đủ của Fed, dòng chảy tín dụng vào thị trường thật đáng kinh ngạc. Các thị trường vốn đang mở lại, hoạt động IPO và các thị trường thứ cấp cũng đang được thực hiện”, theo Steven DeSanctis, chiến lược gia của Jefferies.

Với sự hỗ trợ của Fed, các công ty đã phát hành hơn 1 nghìn tỷ USD khoản nợ mới, gấp đôi so với năm ngoái và với mức lãi suất tương đối thấp. Điều đó đã cho phép các công ty Mỹ tái cấu trúc nợ hiện tại và xây dựng kho tiền mặt để vượt qua suy thoái. Amazon là một ví dụ khi phát hành khoản trái phiếu 10 tỷ USD vào ngày thứ Hai (1/6) với kì hạn 3 năm và lợi tức 0,4%.

“Những điều đó đã tác động lớn tới thị trường nhiều hơn. Nhưng nếu tình trạng bất ổn xã hội nếu diễn ra thêm trong 2 tuần nữa kể từ bây giờ, nếu đợt lây nhiễm virus lại xuất hiện và trì hoãn việc mở cửa kinh tế, những điều này sẽ ảnh hưởng tới thị trường”, Steven DeSanctis cho biết.

Trước đó, tình trạng bất ổn dẫn đến thiệt hại ở hàng chục thành phố, đã khiến một số người ở Phố Wall rút tiền hàng loạt vào năm 1968, đây là một năm đầy biến động. Có những cuộc bạo loạn và biểu tình đã chia rẽ nước Mỹ, cả nhà lãnh đạo dân quyền Martin Luther King và Thượng nghị sĩ Robert Kennedy, một ứng cử viên tổng thống, đã bị ám sát.

Sau khi S&P 500 giảm 9% từ tháng 1 đến tháng 3 năm 1968, thị trường đã tăng 24% và kết thúc năm với mức tăng 7,6%.

Theo Barry Knapp, đối tác quản lý tại Ironsides Macroeconomics, nên so sánh với những năm 1958 hoặc 1980.

“Trong cả 2 thời điểm đó, chúng tôi đã có một cuộc suy thoái rất ngắn nhưng rất gay gắt. Lý do cho sự suy thoái là chính sách của chính phủ vào năm 1980 về đặt kiểm soát tín dụng lên nền kinh tế. Thị trường đã có một đợt bán tháo mạnh mẽ trong 7 ngày và thị trường đã hồi phục trở lại ngay trong cuộc bầu cử”.

Các cổ phiếu hàng không đã tăng 1,6% trong phiên đầu tháng 6 trong bối cảnh giới đầu tư tiếp tục lạc quan rằng mọi người sẽ tăng du lịch khi nền kinh tế mở cửa ngày càng nhiều, trong khi các cổ phiếu ngân hàng thương mại tăng 2,4%. Tính trong tháng 5, nhóm cổ phiếu hàng không đã tăng hơn 13% nhưng giảm 52% kể từ đầu năm nay.  

“Đây như là một giai đoạn bắt đầu của một chu kỳ kinh doanh mới do đó bạn không nên tập trung vào việc định giá”, theo Barry Knapp.

Hạc Hiên
Theo CNBC

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục