Bất chấp thua lỗ tại nước ngoài, Viettel vẫn tấn công thêm 2 "siêu thị trường" Nigeria và Indonesia

Viettel đang lên kế hoạch đầu tư thêm vào 2 thị trường có quy mô gần 450 triệu dân, gấp 2 lần tổng dân số các thị trường Viettel đang đầu tư. 
Bất chấp thua lỗ tại nước ngoài, Viettel vẫn tấn công thêm 2 "siêu thị trường" Nigeria và Indonesia

Sau những thành công tại các thị trường đã đầu tư trên khắp thế giới, Viettel đã nhận được nhiều lời mời gọi đầu tư vào viễn thông, đặc biệt là các nước châu Phi. Trong danh sách ngày càng nối dài này, có 2 ứng cử viên “nặng ký” đang được Viettel đặt lên bàn cân.

Hé lộ về 2 siêu dự án đầu tư của Viettel

Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư, ông Lê Đăng Dũng, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Viettel cho biết, Viettel đang lên kế hoạch đầu tư vào Nigeria và Indonesia, hai thị trường có tổng dân số khoảng 450 triệu  người, gấp 2 lần tổng số dân tại 10 thị trường Viettel đang đầu tư.

“Việc đầu tư vào những thị trường đòi hỏi vốn lớn như Nigeria, rất có thể, phải có sự chấp thuận của Quốc hội. Với những dự án lớn thế này Viettel có thể sẽ trực tiếp đầu tư, chứ không phải Tổng CTCP Đầu tư quốc tế Viettel  (Viettel Global)”, ông Dũng nói.

Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên 2017 vào cuối tháng 4/2017, Viettel Global đã trình Đại hội thông qua chủ trương đầu tư vào 2 thị trường đông dân là Indonesia  và Nigeria.

Theo phân tích của Viettel, Indonesia là nền kinh tế lớn nhất khu vực Đông Nam Á, có khả năng tăng trưởng mạnh trong dài hạn, với mức tăng có thể đạt 5,4% từ năm 2016 -2020, được nhìn nhận sẽ là nền kinh tế ngàn tỷ USD trong tương lai gần.

Hiện nay, mật độ thuê bao 3G, 4G của Indonesia mới chỉ chiếm 58% dân số, thấp so với các nước trong khu vực (Philippines 60%, Thái Lan 126%), vì thế, tiềm năng khai thác viễn thông còn lớn. Trên thực tế, Viettel đã quan tâm tới thị trường Indonesia từ nhiều năm trước. Song đến nay, cơ hội thâm nhập thị trường này mới chín muồi và Viettel đã quyết định đầu tư.

Bất chấp thua lỗ tại nước ngoài, Viettel vẫn tấn công thêm 2 "siêu thị trường" Nigeria và Indonesia ảnh 1

 Đầu tư ra nước ngoài là "câu chuyện thần kỳ của Viettel", nhưng kết quả kinh doanh thua lỗ vẫn là nhược điểm lớn

Nigeria, quốc gia Tây Phi  có GDP đầu người cao hơn Việt Nam, có dân số đông dân nhất châu Phi đang là điểm sáng kinh tế tại châu Phi khi dẫn đầu về sản lượng dầu mỏ trong khu vực, thậm chí nhiều thời điểm hơn 90% nguồn thu ngoại tệ là  nhờ vào dầu mỏ.

Đây là thị trường có khả năng tiêu dùng, có thu nhập, trình độ dân trí cao, người dân có nhu cầu sử dụng lớn. Trong khi đó, mạng lưới viễn thông tại đây chưa phát triển, thuê bao 3G đang chiếm tỷ lệ rất nhỏ. Đây là cơ hội để Viettel phát huy ưu thế về hạ tầng mạng lưới viễn thông của mình.

Theo kế hoạch, Viettel sẽ thâm nhập 2 thị trường này bằng phương thức đấu thầu giấy phép, liên doanh liên kết, hoặc mua lại công ty tại đây.

Vượt “cơn bão tỷ giá” nội tệ

Năm 2016 là năm Viettel Global tiếp tục khó khăn, do tình trạng bất ổn định về chính trị, kinh tế ở một số thị trường. Các dự án của Viettel Global đang trong giai đoạn đầu tư ban đầu, nhưng nguyên nhân chính gây thua lỗ 3.000 tỷ đồng trên sổ sách là đồng nội tệ mất giá mạnh, dù các thị trường châu Phi đang kinh doanh khởi sắc.

Nguyên nhân chính khiến doanh thu giảm và lỗ trong năm 2016 do một số thị trường châu Phi bị ảnh hưởng của biến động tỷ giá khi quy đổi doanh thu từ đồng nội tệ sang USD như Mozambique biến động 58%, Burundi chênh lệch tăng 28%.

Trên thực tế, tính theo đồng nội tệ của các nước thì doanh thu tại thị trường châu Phi vẫn tăng, như Tanzania tăng 1.343%, Cameroon tăng 43%, Burundi tăng 42%, còn Mozambique tăng 7%.

Ông Lê Đăng Dũng cho biết: “Khoản lỗ 3.000 tỷ đồng là con số ghi nhận lỗ trên sổ sách và chưa thực hiện, tiền vẫn còn nguyên và chúng tôi không bị mất mát gì ở đây cả, tiền mặt thì vẫn đang giữ bằng đồng nội tệ trong tài khoản. Khi USD đang cao, chúng tôi không mua USD mà giữ bằng đồng nội tệ. Vì vậy, mới gọi là lỗ tỷ giá trên sổ sách hay lỗ chưa thực hiện”.

Để đối phó với “cơn bão” thất thường này, lãnh đạo Viettel cho biết, Viettel Global sẽ dùng đồng nội tệ chi trả các khoản chi phí mua thiết bị, đầu tư mới; các khoản vay cũng sẽ bằng đồng nội tệ để khi chi trả không đổi ra USD.

Hiện Viettel đang đầu tư và kinh doanh tại Lào, Campuchia, Đông Timor, Cameroon, Haiti, Mozambique, Burundi, Peru, Tanzania và Myanmar (dự kiến quý 1/2018 sẽ chính thức khai trương) với số dân khoảng 230 triệu, tổng vốn đầu tư khoảng 2,4 tỷ USD. Năm 2017, riêng tổng vốn đầu tư vào Myanmar là khoảng 1,3 tỷ USD.

Năm 2016, tổng doanh thu cộng ngang tồn hệ thống Viettel Global đạt hơn 1,04 tỷ USD (hơn 23.000 tỷ đồng) chỉ bằng 70% kế hoạch năm và giảm 21% so với năm 2015.
Theo kết quả hợp nhất, Viettel Global đạt 15.300 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng 3% so với năm trước. Do gi vốn hàng bán, chi phí bán hàng tăng mạnh và đặc biệt l do lỗ chnh lệch tỷ gi khiến cho Viettel Global phải ghi nhận khoản lỗ trước thuế 3.115 tỷ đồng (-139 triệu USD).
Năm 2017, Viettel Global đặt kế hoạch doanh thu l 1,339 tỷ USD, tăng 29% so với năm 2016, kế hoạch lợi nhuận trước thuế l 5 triệu USD.

Hữu Tuấn
baodautu.vn

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục