Ban đầu, dự án Bảo tàng được dự kiến tiến hành tại khu vực phát triển mới.
Tuy nhiên, các kiến trúc sư tin rằng, bảo tàng nghệ thuật nằm tại khu vực trung tâm của thị trấn cổ sẽ tạo nên dấu ấn đặc biệt, kết nối và tôn vinh các giá trị truyền thống.
Con sông Warong chảy xuyên qua khu vực trung tâm Thành phố là nơi chứng kiến rất nhiều những thay đổi của đời sống thường nhật nơi đây, đồng thời cũng là nơi tập trung, tụ hội nhiều sinh hoạt đời sống và văn hóa.
Bảo tàng nghệ thuật Cát Thủ được xây dựng như một cây cầu bắc ngang qua dòng sông, vừa chứng kiến dòng chảy muôn đời bất tận, vừa là nơi gắn kết đôi bờ, đưa người dân qua lại giữa 2 bờ sông.
Như vậy, một cách tự nhiên, người dân sẽ đến gần hơn với các tác phẩm nghệ thuật, đồng thời biến bảo tàng này cũng trở thành một tác phẩm đáng giá.
Bảo tàng nghệ thuật Cát Thủ được tạo thành bởi một cây cầu 2 tầng. Tầng thấp hơn là khu vực sử dụng kết cấu thép, tạo hành lang rộng rãi và nhiều ánh sáng phục vụ khách bộ hành.
Tầng thứ hai là tâm điểm với các phòng trưng bày tranh và phòng chức năng khác. Các bức tường kính lớn với kết cấu thép rộng mở đảm bảo tầm nhìn tuyệt nhất về phía hai bên bờ sông, để người dân thỏa sức ngắm nhìn thị trấn bình yên bên cạnh thành phố nhộn nhịp, sôi động.