Dù tất cả các công ty bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam đều đã có sản phẩm này, nhưng trên thực tế nó chưa bao giờ được coi là thế mạnh của DN. Thậm chí, có những công ty sau một thời gian đưa sản phẩm ra thị trường không thấy hiệu quả đã quyết định “tạm nghỉ chờ thời”.
Nghiệp vụ bảo hiểm hưu trí hiện được các công ty bảo hiểm nhân thọ khai thác theo hai hướng: bán cho khách hàng cá nhân và bán cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, vì nhu cầu thị trường Việt
Cùng với quyết tâm khơi thông phân khúc này từ các cơ quan chức năng, các công ty bảo hiểm nhân thọ hy vọng lượng người nghỉ hưu ngày càng lớn sẽ khiến thị trường bảo hiểm hưu trí sôi động trong thời gian không xa. Thực tế tại Việt
Đồng thời, hiện nay có rất nhiều lao động thuộc khối dân doanh không có chế độ bảo hiểm xã hội. Số liệu của Bảo hiểm Xã hội Việt Nam cho thấy, so với số người trong độ tuổi nghỉ hưu trong cả nước, người được thụ hưởng lương hưu chỉ chiếm khoảng 30%, còn lại khoảng 70% vẫn phải tự lo liệu cuộc sống khi hết tuổi lao động. Trong khi đó, theo dự tính của các cơ quan chức năng, đến năm 2020, số người già sẽ chiếm khoảng 15% dân số Việt Nam. Đây cũng chính là lý do các bộ, ngành, đặc biệt là Bộ Tài chính quyết tâm tháo gỡ những rào cản để bảo hiểm hưu trí phát triển.
Việc khơi thông phân khúc này không chỉ giúp giảm bớt gánh nặng cho Bảo hiểm Xã hội, mà còn đem lại lợi ích cho người lao động (doanh nghiệp mua bảo hiểm nhân thọ cho nhân viên như một sự tưởng thưởng cho sự gắn bó với công ty). Hiện tại, người sử dụng lao động có thể mua bảo hiểm nhân thọ cho người lao động theo 2 loại. Thứ nhất: bảo hiểm có thời hạn 5 năm, 10 năm, 15 năm, 20 năm với số tiền bảo hiểm nhất định 100 triệu đồng, 200 triệu đồng, 300 triệu đồng... Thứ hai: Bảo hiểm hưu trí tự nguyện (ngoài chế độ hưu trí của bảo hiểm xã hội) được chi trả hàng tháng hoặc hàng quý sau khi người lao động đến tuổi về hưu với số tiền chi trả theo một mức nhất định trong tháng.
Bảo hiểm hưu trí mà doanh nghiệp mua cho người lao động hay bảo hiểm hưu trí bán cho cá nhân đều được đánh giá là còn rất nhiều tiềm năng, bởi ở cả hai phân khúc này, doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ chưa khai thác được bao nhiêu. Được biết, Bộ Tài chính đang kêu gọi các doanh nghiệp bảo hiểm đóng góp ý kiến nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho cả người bán và người mua loại hình bảo hiểm này. Nhóm các chuyên gia tính toán phí bảo hiểm (actuary) Việt
Trong khi đó, Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam đã kiến nghị với các cơ quan chức năng, đối với hợp đồng bảo hiểm nhân thọ do người sử dụng lao động mua cho người lao động, trả quyền lợi bảo hiểm cho người lao động khi đáo hạn hợp đồng bằng nhiều kỳ (hợp đồng bảo hiểm hỗn hợp, hợp đồng bảo hiểm hưu trí) thì thuế thu nhập cá nhân được thu theo thu nhập từ bảo hiểm nhân thọ cộng (+) với các thu nhập khác của người lao động trừ (-) đi mức miễn thuế thu nhập.
Chuyên gia tính toán phí của một công ty bảo hiểm nhân thọ nước ngoài cho biết, khó khăn nhất trong việc định phí cho các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ nói chung và sản phẩm bảo hiểm hưu trí ở thị trường Việt Nam là không có nhiều số liệu mang tính lịch sử, vì sản phẩm chưa phát triển. Các chuyên gia tính toán thường phải tìm số liệu từ các quốc gia có nền kinh tế phát triển tương ứng để tính toán phí cho khách hàng ở thị trường Việt
“Việc tính phí dựa trên những số liệu như vậy cũng có thể tạo ra những rủi ro nhất định, nhưng với một thị trường bảo hiểm còn non trẻ như ở Việt