
Kim ngạch hàng hóa nhập khẩu được bảo hiểm mới chỉ chiếm khoảng 35% kim ngạch hàng nhập, hàng xuất khẩu khiêm tốn hơn - chưa bao giờ vượt quá 5%.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Một thời gian rất dài, khi Nhà nước còn độc quyền về bảo hiểm, hàng nhập khẩu vào nước ta chủ yếu là hàng viện trợ không hoàn lại, nên đều do hai công ty bảo hiểm là INGOSTRACKH của Liên Xô (cũ) và PICC Trung Quốc bảo hiểm. Giữa những năm 80 của thế kỷ trước, khi hàng viện trợ không còn, hàng nhập khẩu chủ yếu được mua bằng tiền vay nợ và điều kiện là giá CIF.
Có lẽ vì thế, ở Việt
Nhiều người cho rằng, nguyên nhân sâu xa của tình trạng này là công nghệ bảo hiểm và sự phục vụ yếu kém của các DN bảo hiểm Việt
Không ít nhà nhập khẩu nhập hàng theo giá CIF, vì cho rằng, làm như vậy là rảnh tay, hàng nhận tại bến đến. Họ không biết rằng, theo quy định của INCOTERMS, rủi ro đối với hàng hóa được chuyển giao kể từ khi hàng qua khỏi lan can tàu tại bến xếp hàng. Người được bảo hiểm có thể không được các nhà bảo hiểm nước ngoài bồi thường, dù bị thiệt hại, do người bán hàng chỉ mua bảo hiểm theo điều kiện tối thiểu (C). Trong khi đó, nếu mua bảo hiểm tại Việt Nam, DN không những không bị rào cản về ngôn ngữ, không bị tốn kém chi phí giao dich, mà còn có thể kiện các nhà bảo hiểm ra tòa khi cam kết không được tôn trọng.
Một nguyên nhân khác khiến cho bảo hiểm hàng hóa chưa phát triển chính là luật pháp. Mặc dù Luật Kinh doanh bảo hiểm quy định “các tổ chức, cá nhân có nhu cầu bảo hiểm chỉ được tham gia bảo hiểm tại các DN bảo hiểm hoạt động ở Việt
Khi Nhà nước cho các DN được tự nhập khẩu trang thiết bị, nguyên vật liệu, thì danh sách các nhà nhập khẩu không chuyên sẽ ngày càng dài, mà không phải ai cũng có nghiệp vụ ngoại thương và hiểu về bảo hiểm. Do đó, việc tuyên truyền của các công ty bảo hiểm trở thành điều kiện đầu tiên.
Để nắm được nhu cầu và tiếp cận với khách hàng, cần mở rộng mạng lưới đại lý khai thác và đào tạo nghiệp vụ cho họ. Các công ty bảo hiểm không thể không đổi mới công nghệ và phong cách phục vụ. Mặc dù quy tắc bảo hiểm hiện thời trên thị trường là các quy tắc được áp dụng thông thường trên thị trường bảo hiểm quốc tế, nhưng không ít điều khoản tiếng Việt hẳn hoi có cách hiểu “thế nào cũng đúng”, dẫn đến việc người mua bảo hiểm băn khoăn không biết mình có được bồi thường hay không khi tổn thất xảy ra. Đối với các loại hàng hóa đặc biệt, cần có các điều khoản được Bộ Tài chính phê duyệt và phải được giải thích bằng văn bản của các công ty bảo hiểm để người mua bảo hiểm biết được quyền lợi của mình.
Bảo hiểm hàng hóa cũng không thể phát triển nếu còn tiếp diễn tình trạng “đèn nhà ai nấy rạng” trong hoạt động XNK, vận chuyển đường biển và bảo hiểm. Cần hình thành một liên minh tay ba giữa các nhà XNK, vận tải biển và bảo hiểm vì lợi ích của cả ba bên, nhưng trước tiên các nhà vận tải và bảo hiểm phải xem lại chất lượng dịch vụ của chính mình.
Hiệp hội Các nhà XNK, vận tải biển và Hiệp hội Các nhà bảo hiểm Việt Nam có đủ khả năng, họp bàn để giúp các DN tạo ra liên minh này. Nhưng cuối cùng vẫn là các công ty XNK và các DN có hàng hóa XNK, nếu họ không thấy được lợi ích của việc mua bảo hiểm của các công ty bảo hiểm trong nước, hay chất lượng dịch vụ của các công ty bảo hiểm trong nước chưa đáp ứng yêu cầu của họ, thì 65% kim ngạch hàng nhập còn lại vẫn ngoài tầm với.