Chịu hết nổi!
Ông
DN ngành thép cũng đang phải gánh chịu nhiều “tròng”. Ông Phạm Chí Cường, Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam, cho biết hiện lượng thép tiêu thụ khá thấp, giảm dần sau mỗi tháng. Trung bình sáu tháng đầu năm, sản lượng tiêu thụ thép cả nước giảm khoảng 16% so với cùng kỳ năm 2011. Sản lượng tiêu thụ thấp dẫn đến sản lượng tồn kho tăng cao. Đến tháng 7, sản lượng tồn kho thép lên tới 370.000 tấn, tăng thêm 20.000 tấn so với tháng 6. Đây là mức tồn kho cao nhất của DN thép từ trước tới nay. Nhiều DN phải tạm dừng việc sản xuất, chủ yếu là cầm cự. “Bối cảnh như trên đã khiến DN thép đã rất khó khăn rồi. Vậy mà nay các chi phí đầu vào như điện, than rồi lại thêm giá xăng tăng nữa thì chắc chắn tình cảnh DN thép lại còn lao đao hơn nữa”.
Nghành xi măng đang tồn kho lượng lớn. Nay lại gánh thêm giá nguyên liệu đầu vào tăng khiến DN càng thêm khó khăn.
Ông Nguyễn Văn Thiện, Chủ tịch Hiệp hội Xi măng Việt
Coi chừng DN vừa và nhỏ “chết hẳn”
Với những vấn đề khó khăn đang gặp phải, hầu hết DN đều bày tỏ bức xúc về các chính sách bất cập, chưa đồng bộ trong điều hành kinh tế.
Ông
Ông Nguyễn Hùng Linh, Giám đốc Công ty Du lịch Thương mại Kiên Giang, thì “không hiểu nổi cách quản lý điều hành của Nhà nước. Hỗ trợ vốn vay chưa đến đâu, DN vẫn khó khăn, chưa tiếp cận thì lại cho tăng giá điện, gas, xăng dầu cùng lúc. Xuất khẩu gạo thì đang gặp khó, nông dân phải bán giá thấp, giờ tăng giá kiểu này DN lẫn nông dân đều khốn đốn”.
Tổng Giám đốc Công ty CP Thủy sản Cafatex, ông Nguyễn Văn Kịch, buông một câu: “Tăng giá “cặp ba” kiểu này chẳng khác nào đổ thêm dầu vào lửa để thiêu cho rụi luôn những DN đang khó khăn. Những DN lớn, có mối quan hệ có sức nặng với các ngân hàng thì vẫn có thể sống sót nhưng DN nhỏ và vừa thì đợt này “chết hẳn”, hết đường cầm cự!”.
* 1-7-2012: Giá điện tăng tương đương 5% (chưa bao gồm VAT).
* 1-8-2012: Giá gas tăng thêm 52.000 đồng/bình 12 kg.
* 1-8-2012: Giá xăng tăng 900 đồng/lít, các mặt hàng dầu tăng 500 đồng/lít.
Ông TRẦN VĂN LIÊNG, Tổng Giám đốc Công ty Cà phê Ca cao
Từ khi giá xăng và điện tăng, sản xuất của DN chúng tôi giảm lại. Bởi lẽ hiện giờ chi phí vận chuyển hàng hóa đã tăng cao, các chuyến hàng chuyển đi miền Trung, Hà Nội của công ty trung bình tăng thêm 22%. Nhà nước cần biết giá điện, xăng tăng sẽ làm giá thành sản phẩm tăng và cuối cùng người tiêu dùng lãnh đủ.
Ông NGUYỄN HÙNG, DN sản xuất mũ bảo hiểm Đức Huy (TP.HCM)
Cái lo của DN là giá xăng, điện tăng khiến giá thành sản phẩm tăng thêm, hiện giá hạt nhựa ở thị trường đã tăng thêm 15%. Tuy nhiên, DN không thể tăng giá sản phẩm do kinh tế sụt giảm. Mặt khác, có tăng giá sản phẩm thì không bán được hàng. Nếu tình trạng giá xăng, điện cứ tăng không kiểm soát thì lượng hàng tồn kho của DN ở nhiều ngành nghề, lĩnh vực sẽ càng lớn thêm và điều này không kích thích sản xuất.
Ông LÊ VIẾT HOÀNG, Giám đốc Bến xe Trung tâm Đà Nẵng
Không thể điều chỉnh giá cước ngay, phải chấp nhận bù lỗ một thời gian. Với mức giá hiện tại, hành khách còn phàn nàn quá cao, giờ mà tăng giá nữa thì mất hết khách. |