Tại đại hội cổ đông bất thường cuối năm 2015, cổ đông Eximbank đã thông qua việc bầu Hội đồng Quản trị (HĐQT), Ban Kiểm soát nhiệm kỳ mới giai đoạn (2016 - 2020).
Ghế nóng Chủ tịch HĐQT do ông Lê Minh Quốc điều hành. Vị trí tổng giám đốc (CEO) hiện vẫn do ông Trần Tấn Lộc nắm quyền, song theo một nguồn tin đáng tin cậy, khả năng ghế "nóng" CEO Eximbank sẽ tiếp tục được thay đổi người điều hành trước khi Ngân hàng tiến hành ĐHCĐ thường niên vào cuối tháng 4 tới. Tân CEO Eximbank được cho là nằm trong danh sách BKS của Ngân hàng hiện nay.
Cụ thể, Eximbank sẽ tổ chức ĐHĐCĐ thường niên vào ngày 29/4/2016. Ngày đăng ký cuối cùng vào ngày 29/3/2016.
Nội dung chương trình dự kiến tại đại hội gồm: Báo cáo tổng kết hoạt động 2015 và phương hướng hoạt động của HĐQT năm 2016; báo cáo hoạt động kinh doanh năm 2015 và kế hoạch kinh doanh 2016; Báo cáo hoạt động của Ban kiểm soát năm 2015; và một số nội dung khác.
Về kết quả kinh doanh năm 2015, Eximbank ghi nhận 89 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế và âm 26 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế. Trong đó, riêng quý IV/2015, Eximbank lỗ 588 tỷ đồng do trích lập dự phòng 935 tỷ. Với kết quả kém xa kế hoạch 1.000 tỷ đồng lợi nhuận đã đề ra, tuy nhiên con số đạt được so với năm trước cũng ghi nhận sự cải thiện nhẹ.
Tính đến ngày 31/12/2015, tỷ lệ nợ xấu của Eximbank còn 1,85% so với mức 2,45% cuối năm 2014. Trong đó, nợ có khả năng mất vốn là 802 tỷ đồng, giảm 40% so với mức 1.343 tỷ đồng của năm 2014.
Eximbank đang nắm giữ 5.251 tỷ đồng trái phiếu đặc biệt do VAMC phát hành với mệnh giá 6.230 tỷ đồng.
Nội dung chương trình dự kiến tại đại hội gồm: Báo cáo tổng kết hoạt động 2015 và phương hướng hoạt động của HĐQT năm 2016; báo cáo hoạt động kinh doanh năm 2015 và kế hoạch kinh doanh 2016; Báo cáo hoạt động của Ban kiểm soát năm 2015; và một số nội dung khác.
Về kết quả kinh doanh năm 2015, Eximbank ghi nhận 89 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế và âm 26 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế. Trong đó, riêng quý IV/2015, Eximbank lỗ 588 tỷ đồng do trích lập dự phòng 935 tỷ. Với kết quả kém xa kế hoạch 1.000 tỷ đồng lợi nhuận đã đề ra, tuy nhiên con số đạt được so với năm trước cũng ghi nhận sự cải thiện nhẹ.
Tính đến ngày 31/12/2015, tỷ lệ nợ xấu của Eximbank còn 1,85% so với mức 2,45% cuối năm 2014. Trong đó, nợ có khả năng mất vốn là 802 tỷ đồng, giảm 40% so với mức 1.343 tỷ đồng của năm 2014.
Eximbank đang nắm giữ 5.251 tỷ đồng trái phiếu đặc biệt do VAMC phát hành với mệnh giá 6.230 tỷ đồng.
Ẩn số nhân sự
Tại Eximbank, nhân sự cấp cao đã có biến động mạnh trong thời gian qua. Sau khi ông Lê Hùng Dũng, nguyên Chủ tịch HĐQT từ nhiệm, thị trường tài chính lại chứng kiến sự ra đi của ông Phạm Hữu Phú rời vị trí Tổng giám đốc (CEO), kiêm Phó Chủ tịch HĐQT chỉ sau hơn 1 năm ông quay lại điều hành nhà băng này.
HĐQT nhiệm kỳ mới Eximbank sau ĐHCĐ bất thường cuối năm 2015 đã bầu ông Lê Minh Quốc, thành viên HĐQT độc lập Eximbank ngồi ghế “nóng” Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Eximbank.
Trước đó, các thông nhà đầu tư tin truyền tai nhau nhau trên thị trường trước đó cho rằng, người ngồi ghế “nóng” Eximbank nhiệm kỳ mới này sẽ thuộc về ông Cao Xuân Ninh, Trưởng đại diện NHNN Văn phòng 2 tại TP. HCM. Thế nhưng, kết quả cuối cùng khá bất ngờ khi ông Lê Minh Quốc ngồi vào vị trí điều hành cao nhất Eximbank sau một thời gian nhân sự cấp cao nhà băng liên tục thay đổi.
Trước khi ông Quốc được bầu vào ghế “nóng” Eximbank giới truyền thông đã tốn không ít giấy mực về câu chuyện M&A giữa Nam A Bank- Eximbank, nhưng kết quả bất thành. Đồng thời, 2 nguyên lãnh đạo Nam A Bank, nắm tỷ lệ hơn 20% của Eximbank cũng bị loại khỏi danh sách ứng viên ứng cử thành viên HĐQT Eximbank nhiệm kỳ 2016-2020.
Câu chuyện hiện tại là liệu 2 nhân sự này có được bầu bổ sung vào thành viên HĐQT Eximbank kỳ tới?
Kịch bản thâu tóm ngân hàng, vẫn chưa kết thúc.