76% dự án startup trên thị trường tiền điện tử vẫn tồn tại bất chấp sóng gió

0:00 / 0:00
0:00

(ĐTCK) Trong hơn 1.200 dự án startup tiền điện tử đã huy động tổng cộng 5 tỷ USD vào năm 2022, có 76% dự án vẫn đang tiếp tục phát triển bất chấp nhiều biến động từ các vụ bê bối trên thị trường crypto.

76% dự án startup trên thị trường tiền điện tử vẫn tồn tại bất chấp sóng gió

Một báo cáo mới công bố hôm 1/10 của quỹ đầu tư mạo hiểm Lattice Fund đã chỉ ra rằng, hơn 80% các startup trong giai đoạn đầu huy động vốn năm 2022 vẫn hoạt động đến nay, bất chấp những vụ sụp đổ ảnh hưởng lớn khiến thị trường lao dốc.

Cụ thể, các chuyên gia phân tích từ Lattice Fund cho biết, trong số hơn 1.200 startup crypto đã huy động được tổng cộng 5 tỷ USD vào năm 2022, 76% đã ra mắt được sản phẩm trên mạng chính, mặc dù 18,5% không còn hoạt động hoặc đã đóng cửa.

Trong số đó, giao thức tái staking Ethereum Eigenlayer là dự án thành công nhất, dù việc Eigenlayer thực hiện chiến lược tiếp cận thị trường và tạo ra sản phẩm trị giá hàng tỷ USD vào năm 2023.

Ngoài ra, chỉ có 1,5% startup đạt được điều mà Lattice gọi là "phù hợp với thị trường sản phẩm" (Product Market Fit - PMF); 12% dự án huy động được vốn bổ sung. Các lĩnh vực cơ sở hạ tầng và tài chính tập trung (CeFi) tỏ ra thành công nhất trong việc thu hút đầu tư, với 80% dự án CeFi và 78% dự án cơ sở hạ tầng ra mắt được sản phẩm trên mạng chính. Trong khi đó, gaming và metaverse là các lĩnh vực có tỷ lệ dự án thất bại cao nhất trong các lĩnh vực.

"Chạy theo xu hướng có thể khiến bạn thất bại," nhà đồng sáng lập Lattice Regan Bozman chia sẻ trên X. "700 triệu USD đã đổ vào các vòng gọi vốn hạt giống cho các dự án về gaming, nhưng Gaming & Metaverse có tỷ lệ thất bại cao nhất và khả năng vẫn hoạt động mà không ra mắt được gì."

Hệ sinh thái của Ethereum dẫn đầu về số lượng dự án startup

Cũng theo báo cáo, dữ liệu cho thấy Ethereum vẫn là hệ sinh thái layer-1 được ưa chuộng nhất cho các dự án mới, trong khi các dự án dựa trên Bitcoin thể hiện khả năng chống chọi với thất bại cao nhất.

Khoảng 1,4 tỷ USD đã được đầu tư vào 314 dự án dựa trên Ethereum, song có khoảng 18% trong số đó được xem là thất bại về lâu dài. Ở diễn biến khác, trong số 18 startup dựa trên Bitcoin huy động được vốn, tất cả vẫn đang hoạt động và phát triển đến nay.

Tình hình khác biệt đối với Solana. Mặc dù 350 triệu USD đã được đầu tư vào 87 startup dựa trên Solana, do nhiều yếu tố bên ngoài, bao gồm sự sụp đổ của FTX và sự sụt giảm mạnh giá của token SOL, 26% dự án không thể tồn tại đến năm 2024. Đáng chú ý, các đội ngũ trên Solana và Ethereum có khả năng huy động vốn tiếp theo như nhau. Ngược lại, không có dự án nào xây dựng trên Near, StarkNet hoặc Flow có thể huy động được vòng tiếp theo.

Vẫn còn nhiều thách thức

Mặc dù có thành tích vững chắc, các nhà phân tích của Lattice cho rằng các dự án thuộc "thế hệ 2022" về mặt kỹ thuật vẫn đang gặp rất nhiều khó khăn so với các dự án đã huy động vốn từ năm 2021.

Ở bối cảnh hiện tại, khi thị trường đã trở nên ổn định hơn nhưng sự thiếu hụt các nhà đầu tư cá nhân mới có thể sẽ tạo ra nhiều thách thức cho các startup định hướng phân khúc sản phẩm. Không chỉ vậy, số lượng dự án đang trong giai đoạn hạt giống gia tăng trong khi quá trình ra mắt token mới đang trở nên chặt chẽ hơn sẽ khiến nhiều nhà sản xuất gặp khó khăn hơn trong việc thu lợi nhuận (từ việc đưa token ra thị trường) cho nhà đầu tư.

Nghiêm trọng hơn, nhiều nhà đầu tư đã bắt đầu có sự dịch chuyển sang các lĩnh vực (ví dụ: DePIN & AI) và hệ sinh thái (ví dụ: Base & Monad). Đây là vấn đề bức thiết bởi lợi nhuận không đến từ việc chạy theo xu hướng mà hãy suy nghĩ đến xu hướng sẽ là gì trong vòng 1 - 2 năm tới.

Qui Ánh
Theo báo chí nước ngoài

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục