Dòng điện thoại thông minh (smartphone) nổi tiếng BlackBerry đang thu hút sự chú ý của giới truyền thông khi hãng này vừa lôi kéo thành công một nhóm nhà đầu tư do tập đoàn tài chính lớn của Canada Fairfax Financial Holdings dẫn đầu vào thương vụ mua lại Công ty với giá 4,7 tỷ USD, tương đương với 9 USD/cổ phiếu.
Hiện sở hữu 10% cổ phần BlackBerry, nếu hợp đồng lần này được ký kết, Fairfax sẽ nắm mọi quyền điều hành trong hãng điện thoại này và sẽ “hô biến” BlackBerry trở thành một tập đoàn tư nhân.
Tuy nhiên, bên cạnh lời đề nghị hấp dẫn trị giá gần 5 tỷ USD, có rất nhiều nghi vấn xung quanh hành động mua lại của
Điểm nghi ngờ đầu tiên trong thương vụ với BlackBerry là “danh tính” không rõ ràng của các bên có liên quan. Cụ thể,
Một điểm kỳ lạ nữa trong lần giao dịch này là vì sao
Nóng lòng muốn nhượng lại Công ty để ngăn chặn sự sụt giảm của giá cổ phiếu trên sàn chứng khoản, ban lãnh đạo BlackBerry nhanh chóng nắm lấy thời cơ bằng cách ký kết ý định thư với
Đây không phải là quyết định đột ngột từ phía Fairfax vì vào tháng 3, Chủ tịch đồng thời là Giám đốc điều hành Fairfax, ông V. Prem Watsa đã nói chuyện với các cổ đông về việc Công ty đưa ra mức giá trung bình 17 USD/cổ phiếu cho BlackBerry. Điều này chứng tỏ ông Watsa có niềm đam mê với BlackBerry từ lâu.
Nhiều chuyên gia tỏ vẻ nghi ngờ khả năng điều hành của
Điểm mấu chốt “mờ ám” nhất trong thỏa thuận với BlackBerry là bao nhiêu tiền mặt đã được chuẩn bị để thanh toán cho giao dịch và bao nhiêu nợ
Mặc dù vậy, Fairfax vẫn chưa phải là chủ nhân chính thức của BlackBerry, vì BlackBerry vẫn còn 6 tuần để chờ đợi những cái “bắt tay” mới. Việc ký kết ý định thư với
Tuy nhiên, theo Brian Colello, chuyên gia phân tích ở Morningstar, có rất ít nhà đầu tư quan tâm đến BlackBerry vì sự sa sút trầm trọng trong lĩnh vực hoạt động điện thoại di động của Công ty, cộng với sự phát triển vượt bậc của một số dòng điện thoại của các hãng khác như Iphone, Samsung… thì công cuộc cạnh tranh càng khó khăn đối với BlackBerry hơn. “Giá trị sót lại duy nhất ở BlackBerry là lượng tiền mặt và bằng sáng chế”, Brain nói.
Các chuyên gia phân tích ước chừng, trị giá bằng sáng chế BlackBerry đang sở hữu khoảng 2 tỷ USD. Tuy nhiên, ngành sáng chế ngày càng trở nên mờ nhạt và BlackBerry cũng không còn trực tiếp quản lý nhiều nội dung sáng chế quan trọng như Apple hay Microsoft.
Nếu thương vụ thu mua thành công, BlackBerry sẽ trở thành công ty kỹ thuật lớn thứ hai bên cạnh nhà sản xuất máy tính cá nhân Dell. Cũng trong tháng này, Dell vừa được mua lại toàn bộ bởi người sáng lập ra Công ty là Michael S. Dell và Silver Lake Partners với giá 24,9 tỷ USD. Tuy nhiên, khác với BlackBerry, Dell vẫn là “cường quốc” trong lĩnh vực máy tính khi đang là nhà cung cấp lớn dòng máy tính PC và máy chủ.