Con số này vượt xa tổng giá trị lợi nhuận của 415 DN niêm yết đã thống kê trước đó (xem ĐTCK số ra ngày 14/8).
Giá trị sinh lợi ấn tượng
Trong Top 30 DN niêm yết có quy mô lớn nhất thị trường, Tổng công ty Khí Việt
Đặc biệt, 6 tháng đầu năm nay, không có DN nào trong Top 30 DN có vốn hóa lớn nhất thị trường có lợi nhuận bị âm, trong khi cùng kỳ năm trước, CTCP Kinh Đô ghi nhận lỗ hơn 8 tỷ đồng. Nhiều đơn vị khác có mức tăng trưởng lợi nhuận ấn tượng như CTCP Nhiệt điện Phả Lại (PPC, tăng 565,5%), CTCP Tập đoàn Hoa Sen (HSG, tăng 118,7%), CTCP Hoàng Anh Gia Lai (HAG, tăng 102,5%)…
Tuy nhiên, không có nghĩa là kết quả kinh doanh của tất cả các DN trong Top 30 đều thực sự khả quan. Thống kê cho thấy, CTCP Tập đoàn Tân Tạo (ITACO, mã ITA) chỉ lãi hơn 10 tỷ đồng cho 6 tháng đầu năm và con số lãi này đến từ lợi nhuận khác. Tổng công ty Tài chính cổ phần Dầu khí Việt
Sự phân loại nhóm DN niêm yết trong Top 30 cũng khá rõ ràng, khi có tới 16 DN tăng trưởng lợi nhuận âm. Đáng chú ý là trường hợp của Tập đoàn Bảo Việt (BVH), 6 tháng đầu năm nay, mặc dù hoạt động bảo hiểm vẫn tăng trưởng tốt, nhưng chủ yếu do ảnh hưởng từ trích lập dự phòng của Ngân hàng Bảo Việt, nên lợi nhuận của Tập đoàn bị ảnh hưởng đáng kể. Thêm vào đó, mặt bằng lãi suất giảm mạnh cũng tác động đến hiệu quả kinh doanh của các DN bảo hiểm nói chung, Bảo Việt nói riêng. Vì thế, CTCP PVI cũng rơi vào trường hợp suy giảm lợi nhuận.
Số dư tiền khổng lồ
Không tính 8 tổ chức tín dụng có mặt trong Top 30 DN, tổng số dư tiền và tương đương tiền các DN này (22 DN) cũng lên tới 77.263 tỷ đồng. DN sở hữu nhiều tiền mặt nhất vẫn là PVGas với 17.802 tỷ đồng. Tổng CTCP Dịch vụ kỹ thuật Dầu khí Việt
Những DN có số dư tiền mặt thấp là ITACO (36 tỷ đồng), Vinacafe Biên Hòa (52 tỷ đồng), CTCP Khách sạn và dịch vụ Đại Dương (70 tỷ đồng).
Chi phí lãi vay hơn 2.566 tỷ đồng
Theo thống kê của ĐTCK, 22 DN trong số 30 DN niêm yết có quy mô vốn hóa lớn nhất phải chi tới 2.566 tỷ đồng chi phí lãi vay. Cùng kỳ năm 2012, tổng chi phí lãi vay của các DN này là 2.617 tỷ đồng.
Đáng lưu ý, đây là chi phí lãi vay được hạch toán vào kết quả kinh doanh trong kỳ. Trên thực tế, tổng chi phí lãi vay trong kỳ phát sinh của các DN lớn hơn rất nhiều, nhưng chưa được hạch toán trong bảng kết quả kinh doanh trong kỳ do chưa phát sinh doanh thu, hoặc đã được vốn hóa.
Thời điểm 30/6, tổng số dư vay nợ ngắn và dài hạn của các DN này là 103.448 tỷ đồng, tập trung chủ yếu vào một số đơn vị như: Vingroup,
Mặc dù tính tổng dư nợ của nhóm DN này rất cao, nhưng vẫn có nhiều DN không có vay nợ, ví dụ: SSI, Vinamilk, Dược Hậu Giang, Vinacafe Biên Hòa, hay Tập đoàn Bảo Việt (BVH không có vay dài hạn).