6 dấu hiệu để biết bạn là người hướng nội hay đang lo âu?

Thế giới đang giang rộng vòng tay với những người hướng nội hơn bao giờ hết. Nhưng làm thế nào để phân biệt giữa một người hướng nội với người bị một chứng bệnh gọi là lo âu xã hội?
6 dấu hiệu để biết bạn là người hướng nội hay đang lo âu?
Hướng nội hoàn toàn khác với nhút nhát, và nhút nhát thường là cách nói “dân dã” chỉ tình trạng lo âu xã hội. Sau đây là một số dấu hiệu để phân biệt hai tình trạng này:

1. Hướng nội là bẩm sinh; lo âu xã hội là mắc phải

Hướng nội là một kiểu tính cách - một thứ mà bạn có từ khi ra đời. Những người hướng nội được tiếp thêm năng lượng khi ở một mình hoặc ở giữa một nhóm nhỏ những người đang tin cậy.

Trái lại, lo âu xã hội thường là do “mắc phải”. Những trải nghiệm sống thuyết phục bạn rằng mọi người đang phán xét bạn, và bạn bắt đầu tin rằng mình không đủ năng lực hoặc không xứng đáng để làm điều mà bạn định làm.

2. Sự trốn tránh khiến bạn càng lo sợ hơn

Những người bị lo âu xã hội sẽ không dự các buổi họp mặt xã giao. Họ sẽ để lại tin nhắn trong hộp thư thoại hoặc rời đi sớm.

Họ cũng ngấm ngầm lẩn tránh việc giao tiếp: ví dụ như họ sẽ xuất hiện ở bữa tiệc, nhưng tránh tiếp xúc bằng mắt, dành phần lớn thời gian để xem điện thoại hoặc tìm những cách khác để không hiện diện.

3. Những người lo âu xã hội cũng có thể là người hướng ngoại

Bạn vừa nhận được năng lượng từ những người khác, đồng thời lại sợ giao tiếp với họ. Bạn thực sự muốn đi ăn trưa với các đồng nghiệp, nhưng lại sợ rằng họ không muốn bạn ở đó. Hoặc bạn muốn tổ chức một bữa tiệc tối, nhưng lại sợ sẽ bị đánh giá là không chu đáo.

Điều này thực sự phức tạp bởi vì bạn cảm thấy không thoải mái khi ở một mình và cũng không thoải mái khi ở với mọi người. Đó là một tình huống không lối thoát.

4. Người hướng nội tận hưởng thời gian một mình, người lo âu thì không

Đối với người hướng nội, được ở một mình là điều cần thiết và mới mẻ. Họ cảm thấy thoải mái khi được đọc một quyển sách trong một căn phòng yên tĩnh mà không có người xung quanh. Nhưng nếu bạn là người lo âu xã hội và bạn ở một mình để tránh giao tiếp, bạn có thể sẽ cảm thấy hối hận hoặc thất vọng.

Trốn tránh có thể khiến ai đó cảm thấy “Phù, may là mình không phải nói chuyện với ai". Bạn có thể cảm thấy ít lo lắng, nhưng không cảm thấy hài lòng.

5. Những người lo âu xã hội rất lo lắng về những gì người khác nghĩ về mình

Những người hướng nội không bận tâm về việc họ hiện diện như thế nào. Họ có thể là chính mình và không lo lắng rằng mình sẽ “để lộ” những nhược điểm hoặc thiếu sót. Điều này không liên quan đến thành tích hay sự cầu toàn.

Còn đối với những người bị chứng lo âu xã hội, các tình huống giao tiếp trở thành một hoạt động với các tiêu chuẩn rất cao. Họ thường tự nhủ: "Mình không được để có khoảng trống trong cuộc trò chuyện", "Mình luôn phải có một điều gì đó thú vị để nói" hoặc "Mình có trách nhiệm làm cho người này được vui."

Bạn dành quá nhiều thời gian và sức lực để gây ấn tượng và kiềm chế sự lo lắng, dẫn đến không còn nhiều năng lượng và sự chú ý dành cho bên ngoài để tập trung vào cuộc trò chuyện và vào những gì người khác nói.

6. Những người lo âu xã hội thường cầu viện những "hành vi an toàn"

Những người lo âu xã hội thường nghĩ rằng họ không có các kỹ năng xã hội. Họ có thể tự nhủ: "Mình luôn lúng túng" hoặc "Mình không biết nói chuyện một cách bình thường ".

Thực ra, họ thực sự khá giỏi trong việc định hướng các tình huống xã hội. Họ sẽ hướng cuộc trò chuyện đến những thứ mà họ cảm thấy thoải mái, hay hỏi những người mà họ đang trò chuyện với những câu hỏi để đánh lạc hướng sự chú ý.

Nhưng họ cũng thường cầu viện những "hành vi an toàn" - tránh giao tiếp bằng mắt, nói nhẹ nhàng, mỉm cười mọi lúc, rất lôi cuốn - để làm giảm sự lo lắng của họ một cách giả tạo.

Tất cả những điều đó chiếm hết suy nghĩ của họ nên họ không còn nhiều sự chú để để dành cho cuộc trò chuyện.

Làm thế nào để đối phó

Nếu bạn là người hướng nội, bạn chỉ cần đơn giản thừa nhận “cái tôi im lặng” của mình, tình cách là thứ không cần điều trị và không cần thay đổi tính cách. Tuy nhiên, nếu sự lo âu đang ngăn cản bạn đến với cuộc sống mà bạn muốn, thì đó là vấn đề.

Hãy làm theo 3 bước sau:

Từ từ đưa mình vào những tình huống mà bạn e ngại: Nói chuyện với người đồng nghiệp mà bạn luôn lẩn tránh hoặc tham dự một buổi tụ tập mà bạn thường bỏ qua. Bạn không cần phải nhảy luôn vào bể bơi, bạn có thể bước xuống tưng bước một.

Bỏ những “hành vi an toàn”: Đừng lẩn tránh giao tiếp bằng mắt hoặc nói lí nhí. Cố gắng trấn áp sự lo lắng cũng giống như cố gắng dìm một quả bóng xuống nước. Nó sẽ lại bật trở lại.

Hướng sự chú ý ra bên ngoài: Thay vì tự theo dõi và tập trung vào bên trong ... hãy lắng nghe cuộc trò chuyện. Bất cứ điều gì bạn sợ nhiều khả năng sẽ không trở thành sự thật. Và thậm chí nếu có chuyên gia xảy ra, thì bạn vẫn có thể xử lý.

Theo Dân trí

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục