6 công ty Mỹ nổi tiếng, nhưng... không có lãi

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Thị trường chứng khoán Mỹ chứng kiến nhiều công ty được đánh giá có triển vọng, song vẫn không có lãi trong nhiều năm. Liệu có cái tên nào trong số này có thể trở thành "Amazon mới" hay "Google mới" như các nhà đầu tư đang rót tiền vào đó kỳ vọng?

Nhiều công ty khởi nghiệp IPO trong tình cảnh thậm chí không tạo ra lợi nhuận cho các cổ đông. Việc chào bán cổ phiếu của một công ty thua lỗ cho các nhà đầu tư dường như là "vô lý". Nhưng điều này thực sự xảy ra.

Dòng vốn từ khắp nơi trên thế giới giúp các dự án tăng trưởng và phát triển, các cổ đông tin tưởng công ty có thể kiếm được khoản tiền lớn theo thời gian. Tất nhiên, nếu công ty thành công.

Amazon đã không có lãi trong suốt 14 năm sau khi IPO trên NASDAQ vào năm 1997. Ngày nay, công ty đã phát triển thành một gã khổng lồ thương mại điện tử và cổ phiếu đã tăng hơn 1.500 lần, từ 1,96 USD lên 2.960,5 USD.

Hiện có khá nhiều công ty khác đang niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Mỹ vẫn chưa kiếm được một đồng nào. Có thể kỳ vọng một trong số đó trở thành "Amazon mới" hay liệu các nhà đầu tư có nên tránh xa những cổ phiếu này?

Uber

Uber là tên tuổi nổi tiếng nhất trong lĩnh vực kinh doanh gọi xe công nghệ. Nổi lên vào năm 2009 và lên sàn 10 năm sau đó, Uber hiện tại được định giá khoảng 75 tỷ USD.

Các nhà đầu tư yêu thích tiềm năng dài hạn của mô hình mang tính cách mạng của Uber. Nhưng mô hình này không hề mang lại lợi nhuận.

Vào tháng 2/2020, công ty công bố kế hoạch cắt giảm chi phí, với kỳ vọng tạo ra lợi nhuận vào cuối năm nay.

Tuy nhiên, đại dịch Covid-19 đã phá vỡ mọi kế hoạch. Trong quý II vừa qua, lượng khách gọi xe taxi giảm mạnh khiến doanh thu mảng này giảm 67% so với cùng kỳ năm ngoái. Mảng giao hàng Uber Eats dù tăng 103% so với cùng kỳ năm ngoái cũng không thể bù đắp được chi phi vận hành của Uber. Kết quả Uber tiếp tục lỗ 1,8 tỷ USD trong quý II/2020.

Lyft

Lyft, đối thủ chính của Uber trong lĩnh vực gọi xe công nghệ, vào tháng 10/2019 đã hứa với các nhà đầu tư của mình sẽ đạt được lợi nhuận vào cuối năm 2021.

Sau tuyên bố không lâu thì đại dịch Covid-19 ập đến và doanh thu của hãng đã giảm hơn 60% trong quý II/2020. Và tất nhiên, hãng này vẫn lỗ ròng 437,1 triệu USD. Tuy nhiên, khoản lỗ này đã thấp hơn so với con số 644,2 triệu USD cùng kỳ năm ngoái.

Theo nhiều đánh giá mô hình kinh doanh của Lyft được sắp xếp hợp lý hơn so với Uber. Mặc dù ý tưởng của Lyft về việc tập trung hoàn toàn vào việc chia sẻ xe trong thời kỳ đại dịch không phải là một ý tưởng mới mẻ, nhưng có thể giúp Lyftgiúp hãng này tiết kiệm chi phí hơn so với đối thủ.

Pinterest

Cổ phiếu của các mạng xã hội thường mang nhiều điểm thu hút, đủ để các nhà đầu tư bắt đầu mua chúng với kỳ vọng về kết quả trong tương lai. Pinterest cũng không phải là ngoại lệ khi lên sàn vào tháng 4/2019 và cho đến hiện tại công ty vẫn chưa có lợi nhuận.

Vào thời điểm IPO, Pinterest có khoảng 250 triệu người dùng hoạt động hàng tháng, một con số khởi đầu tốt cho một công ty kiếm tiền từ quảng cáo trực tuyến.

Trong quý II năm 2020, số lượng người dùng đã tăng 39% lên 416 triệu và doanh thu tăng 4%. Lý do là đơn giản những người mắc kẹt ở nhà trong thời gian giãn cách xã hội thường tìm kiếm ý tưởng trên các mạng xã hội như Pinterest, đặc biệt trong số đó, rất nhiều người có sở thích tân trang nhà cửa.

Snap

Snap, chủ sở hữu của Snapchat messenger, lên sàn chứng khoán vào tháng 3/2017. Trong 14 quý kể từ thời điểm đó đến nay, hãng chỉ có lãi đúng một lần duy nhất là vào quý IV/2019. Quý II/2020, Snap công bố lỗ ròng 96 triệu USD.

Vấn đề của Snapchat không phải là sự phổ biến của ứng dụng Messenger do Facebook tạo ra khi trong quý, số lượng người dùng hoạt động hàng ngày đã tăng ấn tượng 17%.

Vấn đề của là chi phí vận hành của hãng quá cao. Trong khi doanh thu của Snap đã tăng 17% trong so với cùng kỳ năm ngoái, thì chi phí thậm chí còn tăng nhiều hơn, đến 19%. Doanh thu trung bình trên mỗi người dùng cũng không thay đổi.

Nếu Snap có thể đối phó được với chi phí và học cách kiếm nhiều tiền hơn từ người dùng, thì sự phát triển của công ty trên thị trường chứng khoán khá rộng mở.

Zillow Group

Zillow là nền tảng trực tuyến cho phép người dùng không chỉ có thể xem giá thuê và liên hệ với các đại lý bất động sản mà còn có thể mua nhà. Các cổ đông của Zillow đã từng hoài nghi rằng trang web bất động sản do hãng vận hàng có bao giờ đạt được lợi nhuận hay không.

Hoạt động kinh doanh của Zillow đầy rủi ro và tốn kém, tuy nhiên thì cho đến nay, công ty đã có thể quản lý khá thành thạo. Trong quý II/2020, doanh thu trong mảng bán hàng của Zillow đã tăng 82%. Tổng doanh thu tăng 28% đạt 768 triệu US.

Điều này đã giúp công ty giảm lỗ xuống còn 84 triệu USD và tiến gần đến khả năng sinh lời. Các nhà đầu tư sau đó đã giảm bớt sự hoài nghi. Cổ phiếu của công ty cũng đã tăng vọt gấp 3 lần kể từ vùng đáy cuối tháng 3 đến nay.

Slack

Slack là một công cụ và dịch vụ trực tuyến quản lí làm việc nhóm dựa trên đám mây do ỷ phú người Canada Stewart Butterfield, đồng sáng lập trang web chia sẻ ảnh Flickr, thành lập. Mặc dù hưởng lợi trong thời kỳ giãn cách xã hội, hãng vẫn báo lỗ ròng 73 triệu USD trong quý II. Tuy nhiên, con số này đã tốt hơn nhiều so với khoản lỗ 360 triệu USD so với cùng kỳ năm trước.

Slack có hai vấn đề. Thứ nhất, tốc độ tăng trưởng doanh thu chậm lại trong vài quý gần đây. Vấn đề thứ hai là chi phí hoạt động. Trong quý vừa qua, Slack đã bắt đầu học cách cắt giảm chi phí khi giảm được 49% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, muốn đạt được lợi nhuận, hãng phải cắt giảm hơn nữa.

Quỳnh Lê
Theo RBK

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục