5 tỷ USD chảy vào khu Nam Sài Gòn, bất động sản bùng nổ

(ĐTCK) Với tổng mức đầu tư dự kiến hơn 5 tỷ USD để phát triển hạ tầng khu Nam Sài Gòn, bất động sản khu vực cũng nhờ đó bùng nổ mạnh mẽ hơn bao giờ hết và trở thành tâm điểm giao dịch tại TP.HCM.   
Liên tiếp đón nhận nhiều cú hích hạ tầng như mở rộng, nâng cấp đường, xây mới cầu nối, khu vực cửa ngõ Sài Gòn kết nối đến các khu đô thị vệ tinh TP.HCM chuyển mình ngày càng mạnh mẽ. Liên tiếp đón nhận nhiều cú hích hạ tầng như mở rộng, nâng cấp đường, xây mới cầu nối, khu vực cửa ngõ Sài Gòn kết nối đến các khu đô thị vệ tinh TP.HCM chuyển mình ngày càng mạnh mẽ.

Quy hoạch nghìn tỷ hoàn thiện bộ mặt khu Nam Sài Gòn

Trong 10 năm trở lại đây, hạ tầng khu vực phía Nam Sài Gòn có sự phát triển nhanh như vũ bão với loạt công trình giao thông được đầu tư nâng cấp tạo nên sự đồng bộ, kết nối cho khu vực.

Trong năm 2018, khu vực phía Nam Sài Gòn tiếp nhận kinh phí đầu tư lên đến hơn 5 tỷ USD, để phát triển loạt dự án như: Hệ thống hầm chui - cầu vượt tại ngã tư Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Hữu Thọ; mở rộng đường Huỳnh Tấn Phát lên 30m; mở rộng đường trục Bắc - Nam đoạn từ Hoàng Diệu đến Nguyễn Văn Linh; mở rộng quốc lộ 50 thành 6 làn xe và dự án đường song hành quốc lộ 50; xây Cầu Thủ Thiêm 4 nối quận 7 - quận 2; dự án tuyến Metro số 4 (Thạnh Xuân - Nguyễn Hữu Thọ - Khu đô thị Hiệp Phước) có kinh phí đầu tư hơn 97.000 tỷ đồng…

Bên cạnh đó, để tạo nên sự kết nối mạnh mẽ giữa khu Quận 7 đến các đô thị thuộc Cần Giuộc, Nhà Bè, TP.HCM cũng đã phê duyệt chủ trương mở rộng tuyến đường Nguyễn Hữu Thọ từ 4 lên 6 - 8 làn xe, mở rộng thêm 15m đường Lê Văn Lương và khởi công xây dựng cầu Rạch Đỉa có tổng kinh phí 470 tỷ đồng, cầu Long Kiểng 436 tỷ đồng, cầu Rạch Dơi 602 tỷ đồng và cầu Rạch Tôm.

Đáng chú ý, dự án cao tốc Bến Lức - TP.HCM - Long thành dự kiến đưa vào sử dụng đầu năm 2020 và tuyến vành đai 3 kết nối liên vùng Long An - TP.HCM - Bình Dương - Đồng Nai khi hoàn thành sẽ tạo nên chuỗi kết nối nhanh giữa khu vực phía Nam thành phố và các tỉnh phía Đông TP.HCM.

Theo tầm nhìn đến năm 2025, khu đô thị phía Nam Sài Gòn sẽ trở thành một trong bốn khu đô thị vệ tinh của TP.HCM, giúp thành phố phát triển kinh tế, xã hội và giảm bớt áp lực dân số cho khu vực trung tâm.

Bất động sản sôi động nhờ đòn bẩy hạ tầng

Sự hoàn thiện hạ tầng giao thông luôn kèm theo làn sóng gia tăng giá trị bất động sản và khu vực phía Nam Sài Gòn cũng không ngoại lệ. Trong vòng 20 năm qua, kể từ khi khu Nam được định hướng phát triển mở rộng với khu đô thị quốc tế Phú Mỹ Hưng là hạt nhân và là một trong các khu thương mại trung tâm (CBD) mới của thành phố thì giá trị bất động sản ngay tại khu Nam và các vùng lân cận đã tăng mạnh mẽ.

Điển hình như giá nhà đất dọc đường Nguyễn Văn Linh từ ngã tư Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Hữu Thọ đến QL1A, Nguyễn Hữu Thọ từ ngã tư về cảng Hiệp Phước, Lê Văn Lương từ ngã tư về Cần Giuộc…đã tăng khoảng 2.5 - 3 lần trong vòng 5 năm qua. 

Điều này là minh chứng cho thấy sức ảnh hưởng của hạ tầng giao thông đối với giá trị bất động sản. Theo đó, các chuyên gia nhận định, giá đất các khu vực phía Nam thành TP.HCM như Nhà Bè, Cần Giuộc cũng sẽ nhanh chóng gia tăng khi có những chuyển động mới trong việc triển khai các dự án hạ tầng.

Trước những tiềm năng phát triển của khu phía Nam TP.HCM, hoàng loạt nhà đầu tư đã đổ bộ vào khu vực này với những dự án lớn, đơn cử là  dự án cụm 3 khu công nghiệp và 7 khu dân cư thương mại dịch vụ do Tập đoàn Vạn Thịnh Phát đầu tư với tổng diện tích hơn 1.500 ha.  Ngoài ra, khu vực này cũng đã đón nhận loạt dự án khác như T&T Long Hậu với quy mô 237 ha, Saigon Village 37 ha, Saigon Riverpark 32 ha, River Villas 29,3 ha….

Với lợi thế tập trung nhiều KCN công nghệ cao, khu đô thị sinh thái, cảng… Cần Giuộc đang trở thành một một trong những đô thị vệ tinh sầm uất khu vực phía Nam TP.HCM. 

Tại khu vực phía Nam Sài Gòn, Cần Giuộc được xem là khu vực mới nổi nhưng đầy tiềm năng, nơi đây được xem là khu vực ảnh hưởng mạnh từ sức nóng từ bất động sản TP.HCM nhờ vị trí cửa ngõ và là nơi quy tụ loạt dự án kinh tế trọng điểm khu vực như: KCN Cảng Hiệp Phước quy mô 3.600 ha, quy tụ hơn 250.000 người, KCN Long Hậu,…

Hơn thế nữa, Cần Giuộc nằm trong vành đai Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam và trong tiểu vùng trung tâm của Vùng đô thị TP.HCM. Do đó, bất động sản khu vực này luôn có sức hút mạnh mẽ đối với các nhà đầu tư.

Về tiềm năng của bất động sản ở khu vực phía Nam Sài Gòn và cụ thể là Cần Giuộc, ông Trần Hiếu – Phó Tổng giám đốc Khối Tiếp thị & Kinh doanh DKRA Vietnam cho biết: “Hiện tại, giá đất đường Nguyễn Hữu Thọ hiện vào khoảng 100 – 120 triệu đồng/m2, tăng 60 - 70% so với năm 2016. Còn trên trục Lê Văn Lương, giá đất vào khoảng 30 – 50 triệu Đồng/m2, tăng trung bình 80 - 100% so với giá đất vào cuối năm 2016.”

Khi hạ tầng giao thông được đầu tư bài bản và kết nối hoàn thiện với khu Nam Sài Gòn, giá bất động sản Cần Giuộc sẽ bứt phá mạnh. Trong năm 2016, giá đất Cần Giuộc được ghi nhận chỉ ở mức từ 3,5 - 4,5 triệu đồng/m2. Nhưng đến năm 2017, mức giá đất bình quân ở thị trường này đã lên mức 8 - 9 triệu/m2, tăng 40 - 50%. Ở thời điểm hiện tại, giá đất tại Cần Giuộc và một số huyện giáp ranh TP.HCM thuộc Long An đang dao động ở mức 17 - 20 triệu đồng/ m2, tăng từ 40 - 60% so với năm 2017. Trong tương lai, với sự hoàn thiện đến từ hạ tầng, giá bất động sản khu vực sẽ tiếp tục tăng nhiều lần hơn”, ông Hiếu chia sẻ thêm.

Thi Trần

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục